Giỏ hàng

BIẾT ĂN NÓI, LÀM GÌ THUẬN NẤY

Từ xưa đến nay, trong bất kì thời đại nào, chúng ta cũng đều thấy rằng, một trong những nhân tố cốt yếu của một nhận tài cần có chính là “tài ăn nói”. Có biết cách giao tiếp khéo léo hay không sẽ quyết định sự thành bại của cuộc đối thoại, thậm chí là quyết định thành công của một con người. “Tài ăn nói”, “vàng” và “đạn nguyên tử” được coi là ba báu vật minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của thế giới ( quan niệm của người Mỹ trong những năm 40 của thế kỷ XX).  

 

Khéo ăn nói biến to thành nhỏ, nhưng “vụng lời” sẽ biến nhỏ thành to 

 

Mỗi con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc... không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Nếu khéo ăn nói, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những rắc rối nhỏ và có thể tự bảo vệ mình trong những rắc rối lớn. Còn nếu không khéo léo ăn nói, rắc rối nhỏ sẽ gây trở ngại, và rắc rối lớn sẽ gây thất bại.  

 

Sách: Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ

 

Lincoln là vị Tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, ông đã có những cống hiến tích cực trong sự nghiệp giải phóng người da màu, thế nhưng tướng mạo của ông lại không được đẹp. Một lần, khi Lincoln tham gia diễn thuyết tranh cử, đối thủ đã công kích ông, nói ông là người hai mặt. Nghe xong, Linclon mỉm cười và nói: “Nếu tôi còn một bộ mặt khác, thì tôi có dùng bộ mặt này để gặp gỡ mọi người không?”  

Câu nói của Lincoln không chỉ hóa giải sự bối rối khi bị đối thủ công kích mà còn tạo được thiện cảm với các cử tri, giành được sự ủng hộ của nhiều người.  

Lincoln đã chuyển chủ đề bằng sự khéo léo của mình và giúp ông giành thêm được thiện cảm trong mắt cử tri. Không chỉ riêng Lincoln, mà hầu hết những người thành công, họ đều có thể ứng phó những rắc rối phát sinh tại hoàn cảnh rất tốt, chuyển nguy thành an và tiếp đất an toàn.  

Cũng dễ hiểu vì sao khả năng ăn nói được xếp và danh sách “sinh tồn” mà con người hiện đại cần có. Đã là kiến thức thì đều cần phải học.   

 

Nói chuyện là một kĩ năng cần được học hỏi và luyện tập  

 

Không ai sinh ra đã là những “thiên tài ăn nói”, tài ăn nói không tự nhiên mà có, kể cả đối với các chuyên gia hùng biện. Nói chuyện cũng giống như các kĩ năng khác, cũng cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức. Những “bậc thầy của giao tiếp” cũng phải rút kinh nghiệm trong từng lần giao tiếp, không ngừng nâng cao khả năng của bản thân thông qua cách quan sát người khác nói chuyện.  

Có những người luôn cảm thấy “tự ti về lời nói” của mình, luôn sợ mình nói sai, do đó không dám chủ động nói chuyện với người khác, để sự e ngại và nỗi lo lắng gây áp lực cho chính mình, khiến bản thân bỏ lỡ nhiều việc tốt và mất đi cơ hội thăng tiến.  

Muốn nói chuyện hay thì cần phải rèn luyện, cần chủ động nói chuyện với mọi người. Bạn sẽ có được kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp, rèn luyện để nắm được nghệ thuật trò chuyện, đây là một quá trình học tập không thể bỏ qua. Khi xã hội phát triển, môi trường thay đổi, nội dung các cuộc trò chuyện của mọi người cũng có những đổi thay. Do đó, để ăn nói khéo léo, mỗi người cần thường xuyên luyện tập, không được tự mãn, càng không thể bằng lòng với những gì mình có.  

 

Sách: Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ

 

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể tự tìm kiếm cơ hội được nói chuyện. Sam Levenson không chỉ là một ngôi sao truyền hình mà còn là một nhà diễn thuyết danh tiếng có tầm ảnh hưởng tại Mỹ. Khi còn là một giáo viên Trung học ở New York, ông rất thích được nói chuyện, được bày tỏ ý kiến về cuộc sống, công việc với người thân, đồng nghiệp và học sinh. Thật bất ngờ là những ý kiến của ông luôn được mọi người đón nhận. Không lâu sau, ông được mời tham gia rất nhiều buổi diễn thuyết . Sau đó, Sam Levenson đã trở thành người dẫn dắt nhiều chương trình phát thanh. Cuối cùng ông quyết định bước chân vào thế giới giải trí.  

Không có hoạt động nào không cần đến lời nói, từ thương mại, xã giao hay chính trị, thậm chí là sản xuất đều không thể thiếu lời nói. Cơ hội luyện tập càng nhiều thì cơ hội nâng cao cũng nhiều. Tất cả mọi thứ đều có thể trở thành đối tượng và đề tài cho các cuộc nói chuyện. Chỉ có không ngừng rèn luyện thì bạn mới biết bản thân mình có thể tiến bộ đến đâu.  

 

Không bao giờ là muộn, hãy học giao tiếp ngay từ bây giờ 

 

Nói chuyện là một kĩ năng, cũng là một nghệ thuật. Trong giao tiếp hằng ngày, muốn nói ít nhưng truyền đạt được nhiều ý nghĩa, hay chính là nói ngắn mà súc tích, thì chỉ cần vận dụng thuần thục kĩ năng giao tiếp, từ đó có thể dễ dàng nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ từ người khác.  

Tuy nhiên, trong cuộc sống và công việc, có nhiều người có thể nói chuyện tự tin, lưu loát trước người thân, bạn bè nhưng khi gặp người lạ hoặc vướng phải khó khăn rắc rối thì lại không biết cách nói chuyện, thậm chí còn không hiểu mình nói gì.  

Vậy làm thế nào để tránh được tình huống này? Là những người trẻ tuổi, phải giao tiếp thế nào để có thể kết bạn năm châu bốn biển, nhẹ nhàng giải quyết các vấn đề, được đồng nghiệp tôn trọng, lãnh đạo trọng dụng? 

Hãy học giao tiếp ngay từ hôm nay, trước khi quá muộn. “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” được Trác Nhã diễn giải và phân tích thông qua những ví dụ cụ thể từ thực tiễn cuộc sống. Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau, mỗi việc khác nhau, bạn sẽ phải ứng xử như thế nào. Cụ thể bạn cần phải làm gì trong tình huống đó, bạn cần nói gì và không nên nói gì.  

Môn gì cũng vậy, nếu chỉ có lý thuyết mà không thực hành thì đó cũng chỉ được coi là một “đống giấy lộn” mà thôi. Học phải đi đôi với hành, đối với môn học “giao tiếp” này cũng không phải là ngoại lệ, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công việc, nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân.  

Ăn nói khéo léo chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp giữa người với người, giúp bạn có thể đến gần với thế giới của người khác. Và khéo ăn nói không tự nhiên có mà cũng không tự nhiên hoàn hảo, những người khéo ăn nói cũng phải trải qua rèn luyện mới thành. Chỉ cần nỗ lực học tập, bạn sẽ trở thành người tuyệt vời nhất.