Giỏ hàng

Để Nắm Được Thành Công, Trước Hết Bạn Phải Học Cách “Buông”

Sau cả trăm lần bị cuộc đời tước đi 1 cái gì đấy, nhớ lại và tổng hợp lại, mình nhận thấy có chung 1 bài học về sự trưởng thành mà phải mãi về sau này, sự kiện sau càng nặng hơn sự kiện trước, thì mới nhận ra được.

Cái lúc mà phải buông bỏ 1 thứ mà tưởng như “đã từng là cả thế giới của ta”, “đã từng là không khí, là sinh lực, là nguồn năng lượng sống cho ta”, bỗng nhận ra, buông rồi mà cả thế giới vẫn chưa sụp đổ?


Bộ Đọc Để Trưởng thành 2


Buông là gì?

Buông là biết cách bỏ đi những gì chưa phù hợp, chưa tốt, không cố gắng gượng cho hợp với mình để rồi mọi thứ xáo trộn, cặp lệch rất đáng thương.

Buông là biết cách khi nào thì nắm giữ, khi nào thì nơi lỏng. Cái gì thì phải giữ cho thật chặt, cái gì thì phải thuận theo tự nhiên để nó ra đi, trôi đi.

Một tổn thương gây ra một vết thương lòng. Vết thương đó dù lớn hay nhỏ cũng cần thời gian để chữa lành. Có những vết thương lớn, nhưng được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Thời gian qua đi, vết thương dần dần bình phục và để lại một vết sẹo như nhắc về ký ức buồn ngày nào. Dù vậy, thời gian sẽ xóa mờ dần đi vết sẹo đó. Thời gian chính là phương thuốc kỳ diệu nhất. Và bản thân mỗi người chính là bác sĩ riêng của mình. Vết thương lòng có gây ra quá nhiều đau đớn cho mình không cũng là ở bản thân mình hết. Vậy nên, hãy biết buông bỏ quá khứ, tha thứ cho bản thân, sống vui lên và nghĩ thoáng đi sẽ thấy cuộc đời này vẫn đẹp tươi phơi phới. Vết thương đó sẽ là bài học kinh nghiệm cho mình về sau trên bước đường đời.

Thời gian vô tình, tâm người hữu ý

Hóa ra thời gian thì vô tình, chỉ có tâm người là hữu ý. Chẳng qua khi thời gian trôi đi đã đủ lâu, tâm tình, suy nghĩ của chúng ta vì thế mà thay đổi, đến khi cảm xúc của chúng ta được lắng lại, tâm thức có được chút bình yên thì lúc ấy có thể bao dung, cởi mở, có thể nhìn rộng và buông xuống những buồn phiền, oán giận khi xưa. Nhìn lại cuộc đời như gió thoảng mây bay, quá khứ trôi qua như mộng ảo không còn gì để nắm giữ được thì bỗng nhiên không còn muốn cố chấp nữa. Bởi vậy, không phải là thời gian có thể chữa lành những vết thương lòng, mà chính do cái tâm chúng ta đến lúc nào mới chịu buông xuống mà thôi.

Nhưng thông thường, ai cũng muốn đổ lỗi cho số phận, cho cuộc đời, cho người khác, chứ ít ai chịu thấy ra sự thật rằng đau khổ là do chính mình. Khổ đau phiền não không do ai mang đến rồi bắt chúng ta phải nhận, mà do chính bản thân chúng ta cho phép mình nhận lấy những thứ không thiết thực, những thứ tạm bợ và sai lầm rồi tự mình đắm chìm vào đó.

Hãy xem lại góc nhìn, quan điểm của mình, xem nó có đang bị giới hạn, bị che khuất bởi thứ gì không, và hãy học cách mở rộng tâm hồn, mở rộng tư duy để đón nhận những điều mới mẻ, thiện lành và tích cực. Tất cả là do tâm, do chúng ta tự cho rằng việc gì là bình thường thì nó trở thành bình thường, mà chúng ta nhận định nó là hệ trọng thì nó trở thành hệ trọng.


Bộ Đọc Để Trưởng thành 2


Trăng còn có lúc tròn lúc khuyết, đời có lúc hợp lúc tan, việc có lúc thành lúc bại. Luôn vận động, biến chuyển và đổi thay chính là quy luật của vũ trụ, quy luật của cuộc đời. Biết vậy rồi thì chúng ta sẽ thấy mọi việc xảy ra đều là chuyện bình thường, chúng ta sẽ không còn xem việc gì đó là quá mức quan trọng, không còn phải oán than khi không có được, hoặc khổ sở dằn vặt khi bị mất đi thứ mình thương yêu.

Buông bỏ chính là như thế. Buông bỏ không phải là cố quên, là mặc kệ, là oán hận, là tìm cách trốn tránh, mà buông bỏ là chúng ta có thể dùng tâm thái bình thường để đối diện với nó, chúng ta không còn muốn kiểm soát mọi thứ, không còn gượng ép mọi việc phải xảy ra theo ý mình nữa. Chúng ta có thể an ổn khi việc đến vì biết "việc này do đủ duyên mà tạm thời xảy đến", rồi khi nó đi thì chúng ta cũng có thể bình thản vì hiểu được "việc này đã làm xong nhiệm vụ của nó trong cuộc đời mình, hết duyên thì sẽ phải đi".

Phép buông là phép thử sau cuối cho mọi sự nỗ lực

Để nuôi dưỡng thân thể thì chúng ta luôn có ý thức lựa chọn thực phẩm tốt mỗi ngày, nhưng dường như ít ai để ý rằng tâm thức của chúng ta cũng đang liên tục tiêu thụ những loại thức ăn riêng của nó. Thức ăn cho tâm thức là tất cả những gì chúng ta tiếp xúc thông qua việc nghe, nhìn, học hỏi, qua sách báo, các phương tiện truyền thông, qua các mối quan hệ… Vì vậy, hãy có ý thức lựa chọn cho tâm thức của chúng ta những loại thức ăn tốt lành, nhờ đó mà tâm ta sẽ thay đổi mỗi ngày theo chiều hướng ngày càng tích cực.

Khi tâm thức đã đủ rộng lớn, bao dung và sáng suốt, thì đến một ngày, nhìn lại những thứ mà mình đã từng cho là khổ đau phiền não cùng cực khi xưa, chúng ta có thể bình thản mỉm cười và thấy rằng sao mà chúng nhỏ bé, vụn vặt và thực sự không đáng phải khiến ta đau khổ. Giống như ai đó đã từng nói rằng: "Khi bạn từ một con kiến trở thành một con voi, thì tảng đá to lớn đã từng chặn đường khiến cho bạn không thể vượt qua nổi ấy, hóa ra chỉ là một hạt cát bé nhỏ nằm dưới gót chân bạn mà thôi".


Bộ Đọc Để Trưởng Thành 2


Phép buông là phép cuối cùng nên thử sau khi ta đã cố gắng. Buông cũng là 1 lựa chọn. Để hạt giống, con ngài, hay bất cứ hình ảnh gì tương tự cũng được, được mọc thành cây, được hoá thành bướm. Vì bạn nhận ra, mình toàn vẹn và mạnh mẽ hơn mình nghĩ rất nhiều.

"Chẳng có nỗi buồn nào vô nghĩa, chẳng niềm đau nào phí hoài. Tất cả là một phần của tuổi trẻ. Nếu không có nó, ta đâu đủ dạn dĩ để sống tốt ở những ngày hôm nay...Vậy nên giây phút này đây khi trái tim bạn đang đau đớn hay đang rạng rỡ, cũng hãy mỉm cười rằng: Đó là cuộc sống, là trải nghiệm. Mọi thứ đã qua đừng nên dằn vặt, tiếc nuối. Nếu cứ nghĩ giá như đừng bắt đầu để đừng kết thúc thì ta sẽ chẳng thể nào hiểu được ta đang sống hay chỉ là tồn tại...