Giỏ hàng

Bạn Không Ổn Thì Có Làm Sao - Hành Trình Kiếm Tìm Hạnh Phúc Được Gói Trong Bi Thương

“Bạn không ổn thì có làm sao” là một tấm giấy phép, cho phép bạn cảm nhận những gì mình cảm nhận, làm những gì mình làm và nói những gì mình nói. 

Sống trong thực tại của bi thương 

“ Lựa chọn duy nhất mà ta có khi ta trưởng thành là cách ta trải nghiệm tính dễ tổn thương của mình, cách ta trở nên lớn lao hơn, dũng cảm hơn, nhân ái hơn qua việc gần gũi với sự biến mất. Lựa chọn của ta là tồn tại trong sự dễ tổn thương như một công dân hào phóng của mất mát, khỏe mạnh và trọn vẹn, hay ngược lại, như một kẻ keo kiệt, luôn miệng than vãn, miễn cưỡng và sợ sệt, luôn đứng trước cánh cổng của sự tồn tại nhưng không bao giờ can đảm và hoàn toàn nỗ lực bước vào, không bao giờ muốn mạo hiểm bản thân, không bao giờ đi qua được cánh cửa đó.”  - David Whyte, Consolation  

Khi tôi bắt đầu bước vào con đường hầm tối tăm, nơi găm đầy những thứ được gọi với cái tên là “đau khổ”/ “bi thương” thì đó cũng là thời điểm mà tôi hay bạn chắc chắn sẽ có tư tưởng  rằng bản thân chỉ có hai lựa chọn trong nỗi đau buồn: hoặc là mắc kẹt trong nỗi đau, bị đày đọa phải dành phần còn lại của cuộc đời run rẩy trong góc tầng hầm, khoác trên mình bộ đồ vải thô, hoặc bạn sẽ chiến thắng trước nỗi đau được biến đổi, và trở thành một con người tốt hơn trước kia.  

Nhưng trong chính nó lại có một không gian trung lập giữa hai thái cực đó, nhưng chúng ta không biết làm thế nào để nói về nó. Chúng ta không biết cách nói về nỗi đau buồn nếu ta bước ra ngoài mô hình văn hóa phổ biến của sự chữa lành hoàn toàn hay tan vỡ vĩnh viễn ấy.  

Không phải “tắt” mà cũng chẳng phải “bật”. Không phải bằng việc quay mặt đi, cũng không vội vàng cứu chuộc, mà bằng cách đứng đó, đứng ngay ở đó, bên trong vũ trụ vừa bị tàn phá. Bằng việc dựng lên một ngôi nhà tại đó, theo một cách nào đó.  

Tìm kiếm khoảng không ở giữa đó chính là công việc thực thụ của đau đớn - công việc của tôi, của bạn. Mỗi chúng ta , mỗi con người, cần phải tìm ra các của mình để bước vào khoảng không nằm giữa ở đó. Một nơi chốn không yêu cầu ta chối bỏ nỗi đau buồn của mình, cũng không đọa đày ta mãi mãi. Một nơi chốn trân trọng toàn bộ nỗi đau mà thực ra là tình yêu thương rộng lớn. 

“Hồi sinh” từ đống tro tàn của bi thương  

Chúng ta quá sợ hãi nỗi đau buồn to lớn cùng cảm giác vô vọng nó sinh ra, và phần lớn tài liệu không hề nhắc gì đến chúng. Chúng ta không thể “chiến thắng” cái chết, nỗi mất mát, hay đau buồn. Chúng là những thành tố bất di bất dịch của sự sống. Nếu tiếp tục tiếp cận chúng như thể chúng là những vấn đề cần giải quyết, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được sự an ủi hay khuây khỏa trong nỗi đau đớn sâu sắc nhất của mình.  

 

 

Trong khi thảo luận về mất mát mơ hồ và cơ sở của nỗi đau đớn không được nói ra ở phương Tây, nhà tâm lí học, tiến sĩ Pauline Boss đã đề cập đến “định hướng làm chủ” của nền văn hóa phương Tây: chúng ta là một nền văn hóa thích giải quyết vấn đề. Định hướng làm chủ đó là điều giúp ta tìm kiếm lời giải cho những bệnh dịch, đem lại cho ta những công nghệ thú vị, và nhìn chung khiến cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều. Vấn đề của định hướng làm chủ là nó khiến ta nhìn nhận mọi thứ như những rắc rối cần được giải quyết, hoặc một thử thách cần được đánh bại. Những điều như sinh tử, đau đớn hay yêu thương đều không phù hợp với câu chuyện quyền làm chủ. 

Chúng ta không thể tuyên chiến với “rắc rối” của đau buồn mà không tuyên chiến với con tim của đôi bên. Chúng ta cần phải để những gì vốn đúng đắn được coi là đúng đắn. Chúng ta cần phải tìm cách để chia sẻ trải nghiệm đau khổ của mất mát - trong cuộc sống của chúng ta và trong thế giới rộng lớn hơn. Việc ép mình vượt qua những điều gây đau đớn sẽ không bao giờ đem lại cho ta điều ta mong muốn nhất - cảm thấy được lắng nghe, được đồng hành và được nhìn nhận đúng như con người vốn có của mình, tại vị trí hiện tại của ta.  

Chúng ta không bao giờ có thể thay đổi thực tại của nỗi đau đớn. Nhưng chúng ta có thể hạn chế rất nhiều sự khổ sở khi cho phép nhau được nói ra sự thật, mà không ép con tim mình phải lặng im. Chúng ta có thể ngừng lẩn tránh bản thân, lẩn tránh lẫn nhau, trong những nỗ lực lầm lạc nhắm được “an toàn”. Chúng ta có thể ngừng lẩn tránh việc làm người. Chúng ta có thể điêu khắc ra một thế giới mà ở đó bạn có khả năng nói rằng “Điều này đau đớn quá”, và những từ ngữ đó đơn giản là được tiếp nhận, không bị phán xét hay phòng thủ. Chúng ta có thể tiếp nhận, không bị phán xét hay phòng thủ. Chúng ta có thể dọn dẹp kho chứa nỗi đau của mình, những điều mình giữ ta mắc kẹt trong mối quan hệ nông cận và những vòng lắp của sự mất kết nối. Chúng ta có thể ngừng biến người khác thành “người lạ”, mà thay vào đó bảo vệ cũng như hỗ trợ nhau như một gia đình.  

Nó sẽ không phải là một thế giới với ít khổ đau hơn. Nhưng nó sẽ là một thế giới với nhiều điều đẹp đẽ hơn.  

“Tự thương xót là tiếp cận bản thân, trải nghiệm nội tâm của ta với lòng bao dung, với sự cho phép nhẹ nhàng. Thay cho xu hướng thường gặp của ta là muốn vượt qua điều gì đó, muốn sửa chữa nó, muốn nó biến mất, con đường của lòng trắc ẩn hoàn toàn khác biệt. Lòng trắc ẩn cho phép.” - Robert Gonzales, Reflections on Living Compassion  

Bạn không ổn thì có làm sao - Giúp bạn sống bình thản giữa những nỗi đau  

“Megan Devine đã nắm bắt được trải nghiệm của nỗi đau buồn: nỗi đau buồn không phải là một vấn đề cần giải quyết, mà là một bí ẩn để trân trọng. Cô hiểu nỗi đau mà những người buồn khổ mang theo bên cạnh bản thân nỗi đau ấy, bao gồm nỗi đau của việc bị phán xét, xua đuổi và hiểu lầm.” Donna Schuurman 

 

 

“Bạn không ổn thì có làm sao” cung cấp một cách xem xét nỗi đâu buồn mới - một mô hình mới được đưa ra không phải bởi những chuyên gia nhốt mình trong văn phòng cả ngày, nghiên cứu về nỗi đau buồn, mà là bởi một người đã đích thân trải qua điều đó. “Tôi đã từng sống trong nỗi đau buồn. Tôi đã từng là con người gào khóc dưới sàn nhà, không ăn không ngủ, không thể chịu đựng việc rời nhà dù chỉ trong vài phút. Tôi đã từng ngồi đối diện những bác sĩ lâm sàng, tiếp nhận vô số những bài nói chẳng liên quan và quá lỗi thời về những giai đoạn và sức mạnh của việc suy nghĩ tích cực.” Cuốn sách này cung cấp một con đường để xem xét lại mối quan hệ của ta với buồn đau. Bằng cách dịch chuyển trọng tâm của lo âu - từ một vấn đề cần giải quyết trở thành một trải nghiệm cần chăm sóc - cuốn sách mang đến cho những người đang mang trong mình những vết thương hiểu được: sự thấu hiểu, lòng nhân ái, sự thùa nhận và cách để vượt qua nỗi đau. Bạn sẽ tìm thấy được cách để sống với sự tinh tế và nhân ái trong giai đoạn buồn đau của họ.  

Tất cả chúng ta rồi sẽ phải trải qua nỗi đau đớn hay mất mát sâu sắc ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tất cả chúng ta rồi sẽ quen biết một ai đó đang chung sống với một mất mát lớn. Mất mát là một trải nghiệm chung.