Giỏ hàng

HIỂU BẢN THÂN QUÊN BẢN THÂN - CÂU TRẢ LỜI TỪ NHỮNG NGHỊCH LÝ

Để phát triển rực rỡ trong cuộc sống, để trở nên hiệu quả và vui vẻ, chúng ta phải duy trì sự cân bằng; trên một mức độ vô cùng thực tế, cuộc sống cá nhân, công việc và tinh thần của chúng ta không hề tách biệt. Nhưng làm thế nào để đạt được sự cân bằng? Quan trọng hơn là, làm thế nào để giữ được sự cân bằng khi mà cuộc sống lúc nào cũng sẵn sàng xô ngã chúng ta? Điều này sẽ được giải đáp chi tiết trong cuốn sách “Hiểu bản thân, quên bản thân” của tác giả Marc Lesser.

Chấp nhận những nghịch lý

 

Sách: Hiểu bản thân, quên bản thân - Chấp nhận nghịch lí, cải biến cuộc đời

 

Như tựa đề của cuốn sách, việc hiểu bản ngã và quên đi bản ngã của mỗi người có lẽ đại diện cho nghịch lí trung tâm trong cuộc đời mà chúng ta phải đối mặt. Tất cả những nghịch lí khác đều ít nhiều liên quan đến nghịch lí này. Bên cạnh đó, trong lịch sử không thiếu những trường phái tư tưởng cổ vũ nghịch lí này, cho rằng chúng ta phải hiểu bản thân mình một cách sâu sắc đồng thời cũng phải vứt bỏ cái tôi ích kỉ. “Tri ngã” là cụm từ được khắc trên Đền thờ Apollo ở Delphi, Hi Lạp cổ đại. Ralph Waldo Emerson giảng giải rằng tìm thấy bản ngã là điều kiện tiên quyết của việc tìm thấy Chúa trời trong mỗi người, dù cho Thiên Chúa giáo thường giảng điều ngược lại, rằng quên đi bản thân mới là con đường đến với Chúa. Đạo Nguyên Hi Huyền, người sáng lập nên Tào Tông động vào thế kỉ thứ XIII ở Nhật Bản, nói rằng: “Học chính lộ chính là tri ngã. Tri ngã chính là vô ngã. Vô ngã nghĩa là được khai sáng bởi vạn vật.” Tuy nhiên, dù một người có đóng khung câu đố này ra sao, thì mục tiêu vẫn luôn là tìm hiểu và trải nghiệm một cách sâu sắc cái bí ẩn vô vàn của nhận thức, của vai trò bản thân trong cõi linh thiêng, cùng lúc tìm kiếm sự thỏa mãn về tinh thần, tính hiệu quả và niềm thấu cảm trong cuộc sống hằng ngày.

 

Năm chân lý cốt lõi

 

Sách: Hiểu bản thân, quên bản thân - Chấp nhận nghịch lí, cải biến cuộc đời

 

Những trải nghiệm trong nhiều năm làm việc với khách hàng và từ cuộc sống của bản thân, Marc Lesser đã cô đọng những nghịch lí của cuộc sống thành năm chân lí cơ bản như sau. Mỗi chân lí đại diện cho một kiến thức quan trọng, một kĩ năng sống còn và một cách sống trong thế gian dẫn tới sự tự do, thỏa mãn và hiệu quả lớn lao hơn. Năm chân lí đó là:

1.     Hiểu rõ bản thân (tri ngã), quên đi bản thân (vô ngã)

2.     Tự tin, nghi ngờ tất cả

3.     Đấu tranh cho thay đổi, chấp nhận thực tại

4.     Chào đón cảm xúc, giữ vững cái tâm bình thản

5.     Phục vụ bản thân, phục vụ cộng đồng

Mỗi chân lí là một nghịch lí cần được chấp nhận và thực hành. Cùng nhau, năm chân lí đó tạo nên một hệ thống, hay một con đường để đi đến mục tiêu cao cả của cuộc đời.

Một cách khác để áp dụng những chân lí mâu thuẫn này là nhận thức được kết quả có được từ việc thực hành chúng và nhận ra rằng mỗi chân lí được xây dựng trên chân lí trước đó:

·      Nhờ vào “hiểu rõ bản thân, quên đi bản thân” mà chúng ta có được sự chú tâm.

·      Nhờ vào “tự tin, nghi ngờ tất cả” mà chúng ta mở rộng được tầm nhìn.

·      Nhờ vào “đấu tranh cho thay đổi, chấp nhận thực tại” mà chúng ta nuôi dưỡng được những hành động khéo léo hơn.

·      Nhờ vào “chào đón cảm xúc, giữ vững cái tâm bình thản” mà sự kiên cường của chúng ta tăng lên.

·      Nhờ vào “phục vụ bản thân, phục vụ cộng đồng” mà chúng ta mới có được tính hiệu quả.

Như vậy, việc thực hành từng chân lí mâu thuẫn này sẽ giúp chúng ta lần lượt phát triển sự chú tâm, tầm nhìn, hành động, sự kiên cường và hiệu quả.

 

Nội dung chính của cuốn sách

Cuốn sách “Hiểu bản thân, quên bản thân” được chia thành hai phần. Trong phần 1, tác giả sẽ giải thích những khái niệm và phương thức trọng tâm trong cuốn sách. Chương I thảo luận về khái niệm “nghịch lí” và vì sao chấp nhận nghịch lí sẽ giúp chúng ta trở nên minh mẫn và thông tuệ hơn. Tác giả cũng sẽ giới thiệu về bản thân và diễn giải lại quá trình tôi trở thành một sự kết hợp đầy mâu thuẫn: vừa là một giáo viên dạy thiền, một CEO, lại là một tư vấn lãnh đạo. Chương 2 sẽ giải thích về khái niệm “thành hiệu quả”, phương pháp thực tiễn của cuốn sách và cách áp dụng cuốn sách để tạo nên con đường riêng của bạn. Chương 3 bàn về các khái niệm trong Thiền môn Phật pháp là nền tảng của cuốn sách này, và giải thích cách đọc và làm việc với những câu chuyện ngụ ngôn mà tôi sử dụng trong suốt cuốn sách. 

 

Sách: Hiểu bản thân, quên bản thân - Chấp nhận nghịch lí, cải biến cuộc đời

 

Sang đến phần 2, cuốn sách sẽ trình bày năm chân lí cơ bản. Đó là năm khía cạnh cốt lõi, nơi chúng ta tìm kiếm cũng như cần đến tính hiệu quả nhất. Việc biết cách xử lí đúng đắn trong bất kì hoàn cảnh nào hầu như luôn liên quan đến việc giải được những câu đố hay những nghịch lí rối ren trong một hay cả năm khía cạnh trên. Dù thế nào đi chăng nữa, bằng việc nhận ra cách chúng ta đang mất cân bằng trong năm khía cạnh trên, ta học được điều cần làm để lấy lại cân bằng và trở nên hiệu quả hơn. Trong suốt cuốn sách này, tác giả sẽ lấy những ví dụ từ khách hàng và cuộc sống của chính mình để minh hoạ.

 

Khi chúng ta chú tâm, giữa những khó khăn, căng thẳng, giữa niềm vui và nỗi đau của cuộc sống, chính những điều bất ngờ, khó hiểu, những nghịch lí sẽ bắt lấy ta, mở mang đầu óc ta và thay đổi ta. Chúng ta có thể trân trọng và học hỏi từ những câu đố này, và từng chút một, giải pháp sẽ đến. Mỗi chúng ta đều có khả năng cải biến và định hình hoàn cảnh của cuộc đời mình và trở thành những người thợ xây lành nghề: giải quyết tốt công việc, chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình, giúp đỡ mọi người và xã hội. Đó chính là thông điệp mà Marc Lesser muốn truyền tải trong cuốn sách mà ông rất mực tâm đắc - Hiểu bản thân, quên bản thân.