Giỏ hàng

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA TRẺ? - LẮNG NGHE CHIA SẺ TỪ CHUYÊN GIA NHẬT BẢN

Việc học tập của trẻ luôn là một vấn đề được bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhưng hầu hết, bố mẹ lại thường nhận được kết quả không như mong đợi từ con. Dù việc học là do con tiếp thu nhưng thực tế, bố mẹ có thể ảnh hưởng đến kết quả hay không? Làm thế nào để cải thiện năng lực học tập của trẻ? Cùng tìm hiểu trong cuốn "Để việc học không làm khó trẻ" để lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia giáo dục Nhật Bản. 

Tại sao hầu hết trẻ càng lớn càng không thích học và học kém đi? 

Nếu ví trẻ lớp 3 là con nòng nọc, trẻ lớp 5 là con ếch, còn trẻ lớp 4 là giai đoạn nòng nọc mọc chân trở thành ếch. Đối với phụ huynh, dù lên lớp 4 trẻ vẫn rất non nớt. Tuy nhiên, thời điểm ở lớp 4, chính là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong sự  nghiệp học tập của trẻ. 

Khi trẻ lên lớp 4, tương ứng với sự phát triển của trẻ, nội dung bài học cũng được nâng cao hơn.  

Để việc học không làm khó trẻ

Ở lớp dưới, trẻ chỉ được dạy những phép tính đơn giản, hay được theo kiểu đọc chép, giữa trẻ và các bạn cùng trang lứa chưa có sự chênh lệch gì nhiều. Tuy nhiên, vào lớp 4, trẻ bắt đầu được học những thứ trừu tượng hơn, cần suy nghĩ, tưởng tượng sâu sắc hơn để đưa ra lời giải. Cũng chính từ đây, bắt đầu xuất hiện sự chênh lệch giữa những bạn cùng tuổi, có trẻ làm tốt, có trẻ thì ngược lại. Rất nhiều trẻ sẽ bắt đầu ghét học từ đây.  

Thế nhưng, ngoài kiến thức năng cao, thái độ của bố mẹ được coi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức học tập của trẻ. Bắt đầu từ lớp 4, nhận thức của trẻ cũng đã có sự thay đổi. Nếu trước đó, bố mẹ nói con học kém từ trước đó, khả năng đến độ tuổi này, trẻ bắt đầu ghi nhận điều đó là một sự thật, từ đó giảm động lực cho trẻ. Chính vì thế, bắt đầu khi trẻ bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường, bố mẹ hãy luôn ghi nhớ nói chuyện tích cực với trẻ nhé! 

4 quan niệm sai lầm của bố mẹ ảnh hưởng đến năng lực học tập của trẻ 

Lúc nhỏ, chỉ cần trẻ biết đọc, biết tính toán đơn giản bố mẹ đã cảm thấy rất vui mừng. Nhưng càng lớn, yêu cầu đối với con cái ngày càng cao và thường xuyên nhìn vào điểm yếu của trẻ để phán xét "Tại sao con không làm được?", "Làm nhanh lên đi",...Trong bố mẹ hình thành những quan niệm sai lầm, từ đó đặt lên vai trẻ những tiêu chuẩn sai lầm. 

Để việc học không làm khó trẻ

- Chủ nghĩa tốc độ với định kiến "Học tốt là phải đưa ra đáp án nhanh". Nhưng thực tế, nếu bố mẹ đặt ra tiêu chuẩn này, con sẽ chỉ có cảm giác hứng thú với những bài tập đơn giản, tìm lời giải trong phút chốc mà sẽ khó khăn trong việc các bài dạng khó, dài hay những bài dạng cần sự kiên trì, thực hành nhiều lần. 

- Chủ nghĩa ép đọc sách: Nếu bố mẹ cứ ép trẻ đọc sách thì hệ quả tất yếu đó là trẻ sẽ ghét đọc sách. Tất nhiên, đọc sách là tốt nhưng cần có phương pháp nếu không trẻ sẽ ghét cả đọc những thứ đơn giản. Ngoài việc đọc sách là cần thiết, bố mẹ nên dành thời gian cho trẻ ra ngoài vui chơi, giúp tăng cường trải nghiệm, khả năng tư duy. 

- Chủ nghĩa kết quả: Bố mẹ nào cũng muốn con đạt thành tích nhưng nếu chú ý quá đến kết quả thì đó là việc làm không tốt. Khi con không đạt kết quả tốt, đừng buông những lời tiêu cực với trẻ sẽ làm mất đi niềm ham muốn học tập. Ngược lại, hãy động viên, khích lệ cố gắng lần sau. 

- Chủ nghĩa số lượng: Sai lầm lớn khi nghĩ rằng, phải để trẻ làm nhiều bài tập, rèn luyện thật nhiều thì học mới giỏi lên được. Tuy nhiên, nếu bắt con vùi đầu vào số lượng, trẻ sẽ chỉ tập trung hoàn thành số lượng, xao nhãng việc xem lại bài, những chỗ chưa hiểu sẽ mãi không hiểu. 

Như vậy có thể thấy, tư tưởng và phương pháp đồng hành cùng con trong quá trình học tập rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng lực học tập của con. Vậy nên, trước khi suy nghĩ theo bản năng và nhu cầu của bản thân, bố mẹ hãy suy nghĩ và tìm hiểu để có được phương pháp phù hợp.  

Vậy làm sao để nâng cao năng lực học tập của trẻ? 

Để việc học không làm khó trẻ - Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia giáo dục Nhật Bản 

"Để việc học không làm khó trẻ", tác phẩm tâm huyết của chuyên gia giáo dục Nhật Bản Masanobu Takahama. Cuốn sách sẽ đem đến lời giải thích chí lí cho những thắc mắc của bố mẹ, giúp bố mẹ tháo gỡ những sai lầm và đưa ra phương pháp độc đáo, hữu dụng để các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con yêu năng cao năng lực học tập của bản thân. 

Nếu bố mẹ đang nghĩ rằng, những điều mình đang làm là đúng và chỉ muốn tốt cho con. Cuốn sách sẽ chỉ ra đó chỉ là những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực học tập của con ngay từ khi còn nhỏ. 

Để việc học không làm khó trẻ

Đứa trẻ nào cũng phải làm bài tập về nhà nhưng làm sao để làm bài tập hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Cùng là làm bài tập, nhưng các sử dụng khác nhau sẽ tạo kết quả khác nhau. Điều này sẽ được chia sẻ rõ ràng trong cuốn sách nhỏ này. 

Môn Toán, không phải cứ làm nhanh là giỏi. Chắc không nhiều phụ huynh biết rằng, môn toán có những điểm mấu chốt mà trẻ rất dễ vấp ngã tại đó, từ đó kém năng lực học tập của trẻ đi xuống. Cùng tìm hiểu điều này trong chương 3 của cuốn sách. 

Môn ngữ văn hay môn Tiếng Việt ở tiểu học là điểm yếu của rất nhiều bạn nhỏ. Đó là khi trẻ chưa nhận được phương pháp phù hợp. Hãy nâng cao khả năng đọc hiểu cho trẻ. Trong cuốn sách sẽ chia sẻ cách để trẻ yêu thích đọc sách, nâng cao từ vựng, yêu thích làm tập làm văn mà không cần bắt ép.  

Con trai và con gái rất khác nhau, không thể áp dụng một phương pháp khích lệ cho cả 2. Con trai quan tâm đến sở thích, con gái mong muốn được quan tâm. Tùy từng tính cách đặc trưng theo giới sẽ có cách tạo động lực học tập. Chi tiết sẽ được chuyên gia chia sẻ chi tiết trong chương "Cách nuôi dạy bé trai - bé gái". 

Còn nhiều vấn đề dù nhỏ nhưng thường bị bỏ qua sẽ được bật mí trong cuốn sách "Để việc học không làm khó trẻ". Từ những sai lầm, khắc phục sai lầm, có được phương pháp, thấu hiểu được tâm lí trẻ từ đó nâng cao được năng lực học tập, tạo tiền đề vững chãi cho tương lai của trẻ. Nếu còn đang hoang mang trong chính việc học tập của con, hãy đừng vội bỏ qua cuốn sách nhỏ này, bạn sẽ nhận được những bài học dạy con khoa học từ một chuyên gia giáo dục Nhật Bản nổi tiếng, Masanobu Takahama.