Ngưng Bắt Nạt! Lời Cảnh Tỉnh Cho Tất Cả Chúng Ta
Ngưng bắt nạt! một cuốn sách dành cho tất cả mọi người, không trừ một ai…
Bởi đó giúp chúng ta ngăn chặn một vấn nạn vô hình mà không ai là người đừng ngoài cuộc...
Bắt nạt là đánh đập?
Nói đến bắt nạt, chúng ta thường hay hình dung đến bạo lực, đánh đập, dọa nạt một cách trực tiếp giữa người với người trực tiếp với nhau. Còn gì khác nữa không? Câu trả lời là có.
Bắt nạt ở trên mạng? Bạn đã bao giờ nghe thấy điều đó hay chưa? Liệu có mấy ai nghĩ rằng, những comment vô tình để lại chê bai, lên án, chỉ trích một ai đó lại vô tình lại là một sự bắt bạt khủng khiếp không?
Lời nói trêu trọc nghĩ là đơn giản, bình thường lắm nhiều khi cũng là một sự bắt nạt. Bạn hơi mập một chút? Bạn hơi đen một chút? Nhưng mọi người luôn lấy điều đó ra mỗi khi nói về bạn. Bạn vui không? Bạn tổn thương không? Hẳn là bạn đã câu trả lời.
Bố thường xuyên quát mắng con. Có lẽ bạn nghĩ bố mẹ mắng con cái là chuyện bình thường trong gia đình. Nhưng không, điều đó làm tổn thương những đứa trẻ, làm ảnh hưởng đến tâm lí, con người, cuộc sống của chúng. Vậy điều đó có còn là bình thường nữa không?
Đừng nghĩ bắt nạt là bạo lực, đừng chỉ hình dung những em học sinh tụ tập đánh đập, dọa nạt. Bắt nạt đa dạng và tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng đó.
Nạn bắt nạt đang ở mức đáng báo động
Khảo sát ở 30 quốc gia, có tới ¾ thanh thiếu niên nói rằng những nền tảng mạng xã hội thông dụng như facebook, instargram, twitter là nơi thường xuyên xảy ra nạn bắt nạt trên mạng. Và 1/3 thanh thiếu niên ở quốc gia này thừa nhận đã, đang là nạn nhân của bắt nạt trên mạng.
Ở Việt Nam, con số cũng lên tới hơn 21% thừa nhận mình cũng là nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng nhưng hầu hết không ai biết phải đối mặt như nào với vấn đề này.
Tại Mỹ, cứ 5 học sinh lại có 1 học sinh báo cáo tình trạng bị bắt nạt học đường. Đó mới chỉ những người lên tiếng.
Ở Anh, mỗi năm có đến 12.000 học sinh có nhu cầu chuyển trường vì là nạn nhân của các vụ bắt nạt tại học đường.
Ở Nhật Bản, mỗi năm số vụ bắt nạt tại trường lên tới hơn 3000 vu, trong đó tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 400 vụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và thể chất đối với trẻ bị bắt nạt.
Và tình trạng tương tự diễn ra ở nhất nhiều quốc gia khác trên thế giới!
Bắt nạt – hậu quả nghiêm trọng hơn chung ta tưởng
Allem Halkic, một cậu bé 17 tuổi đã phải tự tử vì bị bắt nạt trên mạng trong một thời gian dài. Bố mẹ cậu đã quyết tâm chiến đấu, kẻ bắt nạt đã bị bắt. Và đây cũng là bản án đầu tiên tại Úc cho tội danh bắt nạt trên mạng.
Matthew là một người đàn ông ngoại tứ tuần đã li dị vợ. Đã hơn 30 năm kể từ khi bị bắt nạt, nhưng ông vẫn bị trầm cảm, trải qua những đợt trị liệu nhưng vẫn không thể ngăn được những vết thương để lại do bị xâm hại từ hồi còn nhỏ.
Đó là chi tiết cho một số trường hợp.
Tổng quan Trên Thế Giới, 1/5 bạn học sinh bị bắt nạt trên mạng chia sẻ rằng đã từng bỏ học vì bị bắt nạt và thậm chí là tự tử. Bắt nạt để lại những tổn thương vô cùng sâu sắc về tinh thần, sức khỏe cho nạn nhân. Rất nhiều trường hợp phải cấp cứu, chấn thương ảnh hưởng cả đời hoặc có khi là mất mạng. Những dư trấn về tâm lí có thể đeo bám họ suốt thời gian dài, thậm chí là cả đời.
Vậy những điều thường cho là trêu trọc bình thường ở học đường hay những commnent, nhận xét, phê phán vô tình trên internet đã xứng đáng để chúng ta suy nghĩ lại, để nghiêm túc nhìn nhận hay chưa?
Ngưng bắt nạt! – Lời kêu gọi thế giới hành động
Bắt nạt nói chung hay trên internet, bắt nạt tại học đường không phải lần đầu tiên được đưa ra để phản ánh. Nhưng cuốn sách “ngưng bắt nạt!” của tác giả Julie – Andrew Matthews sẽ cho người đọc thấy được cái nhìn tổng quan và sâu sắc nạn bắt nạt:
- Bắt nạt trên mạng
- Bắt nạt tại trường học
- Bắt nạt tại gia đình
- Bắt nạt ở con trai
- Bắt nạt ở con gái
- Tại sao những kẻ bắt nạt là bắt nạt
- Những người bị bắt nạt cảm thấy như thế nào?
- Bố mẹ đang âm thầm tạo ra những đứa trẻ bắt nạt ra sao?
- Chúng ta có thể làm được gì?
Bắt nạt là một phạm trù khá phức tạp và chưa nhiều người hiểu, cũng đồng thời chưa được thực sự quan tâm, chú ý. Bởi hầu hết cho đó là chuyện bình thường và không gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.
Ai cũng cho mình là người ngoài cuộc. Đó không phải trách nhiệm của mình. Biết nhưng không làm gì cả.
Ngưng bắt nạt! nói về hành động mà chúng ta có thể hiểu, có thể thực hiện và phải thực hiện để thay đổi!