Gaslighting - Những Kẻ Thao Túng Đáng Sợ
Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.
Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch, phim cùng tên Gaslight và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý nói chung cũng như tâm lý trị liệu nói riêng.
Nhà tâm lý học Martha Stout giải thích cái cách mà những kẻ thái nhân cách sử dụng chiến thuật gaslighting thường xuyên. Những kẻ thái nhân cách thường rất tàn nhẫn, thích điều khiển hoặc rất thâm hiểm, và thường là những kẻ nói dối rất thuyết phục, những kẻ kiên quyết chối bỏ việc làm sai. Khi gặp phải sức hút cá nhân cái mà có thể là đặc điểm của những kẻ thái nhân cách thì rất nhiều người từng là nạn nhân của kẻ thái nhân cách sẽ nghi ngờ nhận thức của mình.
Bạn có đang bị "Gaslight"?
Gaslight xảy ra khi một người nào đó muốn bạn làm việc mà bạn biết bạn không nên làm và tin vào những điều không thể tin nổi. Điều này có thể xảy ra với bạn và nó chắc chắn là đã xảy ra rồi. Làm thế nào để chúng ta biết được?
Nếu bạn đang cân nhắc câu trả lời “có” với thậm chí là chỉ một trong số các câu hỏi sau thì bạn chắc chắn là đã từng bị gaslight:
Quan điểm của bạn về bản thân có thay đổi theo sự tán thành và phản đối của người khác, những người có vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn, ví dụ như là người bạn đời, bố mẹ, thành viên gia đình, bạn thân?
Bạn có hoảng sợ khi những sai lầm nhỏ nhặt xảy ra trong gia đình – mua nhầm loại kem đánh răng, chưa chuẩn bị bữa tối kịp, một buổi hẹn bị ghi sai trên lịch?
Gaslight là một hình thức xấu xa của lạm dụng và điều khiển cảm xúc, cái rất khó để nhận ra và để thoát khỏi nó còn khó hơn. Đó là vì nó tham gia vào một trong những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng ta – sợ bị bỏ rơi – và rất nhiều khao khát thầm kín của chúng ta: được thấu hiểu, tôn trọng và yêu thương. Trong hướng dẫn đổi mới này, nhà trị liệu nổi tiếng bác si Robin Stern chỉ ra cách hiệu ứng Gaslight hoạt động và nói cho bạn cách để nhận biết những hành vi thao túng cảm xúc.
Ai là kẻ thao túng cảm xúc?
Việc quen với người hay thao túng cảm xúc như người mắc chứng ái kỷ, rối loạn nhân cách chống xã hội hoặc bị rối loạn nhân cách tựa như việc đi trên một chuyến tàu lượn cảm xúc tai hại. Mặc dù nhiều đối tượng có xu hướng chỉ bộc lộ bản chất thật sau khi đã “bẫy” được nạn nhân trong thời gian dài, nhưng vẫn có một số dấu hiệu cần chú ý chủ yếu có thể dự báo hành vi của người mà bạn đang quen.
Ta cần lưu ý rằng kẻ lợi dụng cảm xúc không phải người thỉnh thoảng bộc lộ nỗi đau của mình; mà đây là một người tiêu cực cố tình “săn lùng” các nạn nhân nhằm phục vụ cho mưu tính của mình. Họ thường xuyên có hành vi thao túng, gian dối kèm theo việc thiếu khả năng cảm thông và hối hận về hành động. Nhiều người không hiểu rằng đây chính là kiểu hành vi có chủ ý, ác độc và thường được suy tính từ trước.
Những dấu hiệu của Gaslighting
Kẻ ái kỷ và những kiểu người yêu tiêu cực khác cũng rất giỏi thao túng và áp đặt, các phương thức họ dùng để thuyết phục xã hội rằng các nạn nhân của họ mới chính là những kẻ điên rồ và để thuyết phục các nạn nhân rằng suy nghĩ của họ không đúng. Kiểu thao túng này rất có hại cho các nạn nhân về lâu dài, vì thế quan trọng là phải phát hiện ra các dấu hiệu từ sớm, nhờ đó bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi kiểu suy nghĩ khác mà những kẻ này có xu hướng áp đặt lên bạn.
Thao túng và áp đặt là một mánh lới rất khôn ngoan cho phép những người tiêu cực vừa đổ hết lỗi lầm từ tính cách của họ sang bạn vừa giúp bản thân họ không mang tiếng đạo đức giả, lừa dối hoặc chịu trách nhiệm về hành vi trái đạo lí của mình.
Nếu thấy không thoải mái về điều mà người yêu nói hoặc làm rồi sau đó chối bay chối biến, “việc lớn hóa nhỏ” hoặc áp đặt lên bạn thì hãy nhớ rằng những kẻ ái kỷ thích gọi người khác là “điên khùng.” Đó là từ mà họ thường dùng miêu tả bất kỳ phản ứng cảm xúc hợp lý nào của nạn nhân trước hành vi thiếu trung thực và mâu thuẫn của họ. Đây chính là hình thức thao túng đơn giản nhất nhưng theo thời gian sẽ trở thành kiểu tra tấn tâm lý phức tạp mà trong đó nạn nhân bắt đầu nghi ngờ quan điểm của mình về sự ngược đãi ngầm và cảm thấy không thể tin tưởng suy nghĩ của chính mình nữa. Việc ngăn chặn (kết thúc cuộc đối thoại trước cả khi nó bắt đầu), chiến tranh lạnh và hạ thấp giá trị người khác sau đó sẽ sớm diễn ra nhằm duy trì quyền kiểm soát. Kẻ ái kỷ có thể dễ dàng duy trì nhân cách lệch lạc của mình mỗi khi hành vi của họ bị phát giác và làm nạn nhân mất uy tín để che đậy hành vi ngược đãi ngầm đó hoặc gây ra hậu quả tồi tệ là bạn cố không làm mất lòng họ.
Nếu muốn hiểu sự khác biệt giữa anh/cô người yêu đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng hoặc đơn giản là không đồng tình với bạn và người thường xuyên áp đặt giá trị của họ lên bạn, hãy quan sát kĩ những gì họ làm hơn là lời họ nói.
Có dấu hiệu nào thể hiện họ thường bắt lỗi bạn về một số tính cách hoặc thói quen mà chính họ dường như cũng thấy tội lỗi khi phạm phải không? Họ có gọi bạn là giả tạo dù chính họ mới là người thường xuyên mâu thuẫn với lời họ nói trước đó không? Khi bạn chỉ ra sự thô lỗ của họ, họ có phản bác bằng cách nhắc lại chuyện gì đó không liên quan mà bạn từng làm, chỉ để chuyển “mũi dùi” về bạn không?
Ví dụ, bạn có thể gặp kẻ ái kỷ lúc đầu ám ảnh nặng về bạn, theo dõi 24/7 xem bạn đi đâu, làm gì và đi với ai và bắt bạn chứng minh bất cứ khi nào nghĩ bạn có dấu hiệu lăng nhăng. Nhưng nếu bạn chỉ ra các dấu hiệu họ không chung thủy hoặc chất vấn bất kỳ lời nói dối rõ rành rành nào của họ thì họ có thể nổi cơn ái kỷ và giở trò thao túng khiến bạn nghĩ mình mới là người ghen tuông, thích chiếm hữu và nói với bạn rằng bạn đang chìm đắm vào mối quan hệ quá sớm – giảm nhẹ sự thật là họ mới là người giám sát bạn ngay từ đầu.
Hãy cẩn thận – sự áp đặt và thao túng của kẻ ái kỷ rất tinh vi, quỷ quyệt, và có tính thuyết phục đến mức bạn thường sẽ bị dẫn dụ xin lỗi họ vì đã sống đúng với con người mình.
Vẻ ngoài thu hút
Có vô số người tiêu cực bắt đầu thao túng người khác bằng vẻ ngoài hào nhoáng đi cùng với tính ích kỷ và thiếu cảm thông hoặc chân thật. Bạn có thể bắt đầu phát hiện ra cách cư xử giả tạo của họ khi bạn đã tập nhận biết các cử chỉ không lời, biểu cảm và ngữ điệu giọng nói. Những kẻ thao túng bậc thầy thường khá hấp dẫn và bạn có thể dễ dàng học nhìn thấu điều này thông qua việc quan sát cách họ cường điệu hóa những gì họ cảm nhận về bạn và phô trương cho thấy họ “quan tâm” đến bạn dù thực chất thì không như vậy.
Ví dụ, câu “Anh/em chưa từng có cảm giác thế này về bất kỳ ai khác,” vào một hai buổi hẹn hò đầu tiên không những quá sớm, mà còn gần như là một lời nói dối nhằm tạo ấn tượng với bạn. Khi sự hấp dẫn này đi cùng những hành động mâu thuẫn với lời nói của kẻ thao túng, chẳng hạn như sự thật là họ chưa bao giờ hỏi về sở thích hoặc đam mê của bạn mặc dù thể hiện mình “say đắm” bạn, bạn sẽ sớm hiểu đây chỉ là những mánh lới hòng chiếm được tâm trí (và nhiều khả năng là thể xác) của bạn.
Lời nói dối rõ rành rành
Bạn có bắt quả tang người đó thường nói dối hay dựng lên những câu chuyện hoàn toàn vô lý không? Họ có dần “lộ ra” các dấu hiệu để rồi cuối cùng bạn hiểu ra toàn bộ câu chuyện không? Cô gái từng chỉ là “một người bạn” họ đi chơi cùng giờ đột nhiên lại được họ bảo là người yêu cũ. Người đàn ông “chỉ là” đồng nghiệp mà họ gặp gỡ tại bữa họp mặt Chủ nhật sau lại bị bạn phát hiện ra là chồng cũ. Đúng là trong những buổi hẹn hò đầu tiên ai cũng giữ lại vài chuyện quan trọng để dành thổ lộ ở thời gian sau này và ai cũng thỉnh thoảng phạm sai lầm hoặc có “những lời nói dối vô hại” nhằm giữ hình tượng của bản thân. Tuy nhiên, nếu nói dối quá thường xuyên thì đây không phải là xu hướng lành mạnh để bắt đầu mối quan hệ hẹn hò. Giãi bày, thành thật và cởi mở là những từ lạ lẫm đối với một kẻ thao túng luôn sống trong thế giới của sự lừa dối.
Thường xuyên “biệt tích”
Lúc đầu, họ thường xuyên cập nhật tình hình của bạn, dồn dập gọi điện và nhắn tin. Đột nhiên họ biến mất trong nhiều ngày, rồi xuất hiện như thể chưa có việc gì xảy ra. Những lần biệt tích này, thường xảy ra mà không có lời giải thích thuyết phục, chính là một cách kiểm soát sự trông đợi của bạn và khiến bạn “mòn mỏi mong chờ” họ liên lạc.
Thay đổi thái độ đối với bạn
Kẻ thao túng thường áp dụng tư duy trắng-đen và điều này dẫn đến sự phân cực cảm xúc trong cách mà họ nhìn nhận bạn. Bạn hoặc là “người trong mộng” nếu đáp ứng được nhu cầu của họ, hoặc bỗng trở thành kẻ xấu nếu làm họ thất vọng vì bất kỳ lý do nào hoặc đe dọa đến cảm giác quyền lực mong manh của họ. Hãy chú ý hành vi “lúc ân cần lúc thờ ơ” này, vì nó chính là mánh lới khác nhằm kiểm soát những mong đợi của bạn và buộc bạn an phận. Dù bạn chẳng hề thích họ, nếu thuộc tuýp người chiều lòng người khác thì có thể bạn sẽ rơi vào cái bẫy cố tránh bị từ chối và cố lấy lòng họ. Đây chính là “tâm lý học nghịch đảo” ở mức cao nhất.
Sự củng cố không liên tục
Đây chính là chiến thuật tâm lý kích thích bạn cố làm hài lòng người tiêu cực, dù họ đang ngược đãi bạn. Kẻ thao túng thành công trong việc khiến bạn “cư xử chuẩn mực” mà không cần thay đổi hành vi của chính họ. Họ thích cho “vụn bánh” sau khi dụ dỗ sẽ cho nạn nhân cả ổ bánh. Bạn có thể thấy khó chịu khi hôm nay được khen ngợi, tán tỉnh, quan tâm, rồi hôm sau chỉ để nhận được sự yên lặng lạnh lùng. Thỉnh thoảng bạn sẽ được yêu chiều hệt như vài buổi đầu hẹn hò, nhưng thường thì bạn sẽ trải nghiệm tình trạng “nóng lạnh thất thường” của họ, khiến bạn cảm thấy bất an về tương lai của mối quan hệ.
Bí quyết đối phó kẻ thao túng
Nếu bạn để ý thấy bất kỳ tín hiệu nguy hiểm nào kể trên sau vài buổi đầu hoặc trong vài tháng đầu hẹn hò, đừng quen họ nữa. Vì thời gian này họ thường sẽ thể hiện hành vi tốt đẹp nhất, nên chắc chắn tình hình sẽ không sáng sủa hơn đâu. Bạn không thể sửa đổi người này và sẽ gặp rủi ro khi đầu tư tình cảm cho một người cố tình gây hại cho bạn.
Cẩn thận
Nếu bạn chọn thẳng thừng từ chối kẻ thao túng, việc này có thể khiến họ tức điên hoặc dùng đến thủ đoạn hèn hạ hoặc quấy rối trút giận nhằm buộc bạn quen lại với họ. Chiến thuật Cắt Đứt Liên Lạc nếu bị làm phiền, quấy rối hoặc khiến bạn có bất kỳ cảm giác khó chịu nào thì tốt hơn. Hãy chặn số điện thoại và mọi phương tiện liên lạc khác mà họ có thể dùng để giao tiếp với bạn. Nếu họ đã thô lỗ với bạn thì họ không xứng đáng được bạn lịch sự phản hồi.
Nếu họ vẫn tiếp tục quấy rầy bạn, hãy lưu lại bằng chứng và bảo bạn sẽ kiện họ nếu cần thiết. Nếu bạn đang thử hẹn hò trên mạng thì hãy đảm bảo chặn kẻ thao túng đó khỏi trang cá nhân sau khi chụp lại các tin nhắn quấy rối của họ.
Thận trọng khi hẹn hò với ai đó bạn mới quen
Đừng cung cấp thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại nhà hoặc các cách thức khác giúp họ tiếp cận bạn ngoài số điện thoại di động. Nếu có thể, hãy dùng các phương thức thay thế như số điện thoại Google Voice hoặc ứng dụng nhắn tin khác khi làm quen với họ. Bạn phải đặt sự an toàn và riêng tư của mình lên trên hết.
Chống lại sự áp đặt và thao túng
Hãy tin vào những gì bạn biết là đúng. Đừng cho phép con người tiêu cực đó “chuyện lớn hóa nhỏ” hay phủ nhận những gì họ có thể đã nói hoặc làm. Khi một người cố gắng thao túng hoặc áp đặt giá trị lên bạn, hãy hiểu đây rõ ràng là tín hiệu cảnh báo của cảm xúc ở giai đoạn đầu cho thấy mối quan hệ này không phù hợp để kéo dài. Việc viết nhật ký trong quá trình hẹn hò sẽ giúp bạn lưu ý mọi mâu thuẫn, tín hiệu cảnh báo, cảm xúc và/hoặc linh cảm có thể xuất hiện. Bạn cần thường xuyên xem quyển nhật ký này để luôn vững vàng trong quan điểm của chính mình và cảm nhận nội tại về sự thật.
Luôn cảnh giác
Hãy luôn sẵn sàng và cởi mở với việc công nhận cả cái xấu lẫn cái tốt. Dù tất cả chúng ta đều muốn nhìn thấy điều tốt đẹp nhất ở người khác, đừng lừa dối bản thân phủ nhận hay xem thường các dấu hiệu cho thấy một người nào đó không phù hợp với mình. Các dấu hiệu sẽ luôn tồn tại, và dù không tự thể hiện ra một cách rõ ràng thì bản năng vẫn sẽ mách bảo bạn khi có điều gì đó không ổn.
Bật rada Gaslight của bạn lên, để bạn biết khi nào mối quan hệ đang tiến đến rắc rối.
Quyết tâm về việc liệu bạn có đang kích hoạt một kẻ gaslight.