Giỏ hàng

TIP CÔNG SỞ 1 - KHẢ NĂNG LẮNG NGHE

Lắng nghe là quá trình giao lưu đối thoại, cũng là quá trình giao lưu tình cảm của hai bên. Rất nhiều người nghĩ rằng lắng nghe nghĩa là chỉ cần nghe thôi là đủ, mà hoàn toàn không hề biết là phải học hỏi rất nhiều mới biết cách ‘nghe’. Người biết lắng nghe có thể khiến người nói ‘nói’ hay hơn, cũng sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người khác. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn những kĩ xảo khi lắng nghe vô cùng hữu ích kèm theo ví dụ thực tiễn và minh họa sinh động, giúp bạn giỏi lắng nghe để có thể hợp tác tốt với mọi người trong công việc hằng ngày và nâng cao độ tín nhiệm của mình. 

 

 

Kỹ năng lắng nghe là gì? 

Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. 

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, công ty đòi hỏi ở nhân viên của họ. 

 

 

Chủ động lắng nghe: 

Một trong những cách để trở thành người lắng nghe giỏi là lắng nghe chủ động hơn. Bạn sẽ phải thực sự cố gắng để không chi nghe những từ người khác nói, mà còn thấu hiểu những gì họ muốn truyền tải. 

Để làm việc này, bạn phải cực kì chú ý đến người nói. 

Đừng để bản thân bị phân tâm bởi những ảnh hưởng xung quanh, hay cảm xúc cá nhân. Bạn cũng không nên để mình cảm thấy chán nản, mà mất tập trung vào những gì người khác nói. Đây là những lý do khá phổ biến dẫn đến sự thiếu lắng nghe và hiểu nhầm. 

Nếu bạn thấy việc tập trung lắng nghe người khác cực kì khó khăn, hãy nhắc lại những gì họ nói trong đầu để khiến bạn tập trung và hiểu sâu hơn. 

Lắng nghe như thế nào cho đúng? 

Lắng nghe mà không đánh giá hay âm thầm chỉ trích những điều mà người đối diện nói. Nếu những điều họ nói làm bạn hoảng loạn, thì bạn cứ hoảng loạn ra mặt đi, nhất là không vội vàng kết luận. Hãy nhớ rằng người nói đang sử dụng ngôn từ để bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc bên trong họ. Bạn không biết rằng những suy nghĩ và cảm xúc kia là gì và con đường duy nhất để thấu hiểu nó là chỉ lắng nghe thôi. 

Đừng có giành hết lời của người khác nhé. Phần thi nói là dành cho bạn, nhưng tôi đã nói rồi, Speaking là phần thi về cuộc đối thoại, không phải độc thoại. Cố gắng giữ bình tĩnh khi trình bày ý tưởng của mình, dù bạn biết rằng nó rất sáng tạo và nếu không nói ngay thì bạn có thể sẽ quên ngay sau đó. Điều này thường khiến giám khảo rời xa cuộc đối thoại hơn, vì bạn ta đang theo dòng suy nghĩ của mình mà chẳng cần biết người đối diện đang cố truyền tải điều gì. Đừng để cuộc nói chuyện đi điếm điểm mà người ngồi đối diện phải nói với bạn rằng “Cậu muốn nói chuyện một mình hay tôi nói?”. 

 

 

Khi chúng ta nói, chúng ta chỉ biết những gì mình đã biết. Khi chúng ta lắng nghe, chúng ta sẽ biết những gì mình chưa biết. Người ta bảo ai trên đời cũng vậy, sinh ra có một cái miệng và hai cái tai, là ngụ ý để lắng nghe nhiều hơn nói. Cho nên, người giỏi là người biết lắng nghe nhiều hơn nói và biết nói đúng lúc cần phải nói. 

Trong một cuộc tranh luận hoặc trong một cuộc họp hoặc trong một cuộc nói chuyện, một người lắng nghe nhiều hơn sẽ có nhiều tác dụng. Thứ nhất, người ấy bởi vì lắng nghe nhiều nên người ấy có đầy đủ thông tin hơn, từ đó mà khi đưa ý kiến thì họ cũng đưa ra ý kiến một cách rõ ràng và lập luận đầy đủ, thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, khi một người lắng nghe và ít chen ngang lời người đối diện, sẽ làm cho họ cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra, cũng bởi vì trong tâm thế lắng nghe nên người ấy sẽ cố gắng hiểu nhiều hơn điều mà người đối diện đang muốn nói. 

Lắng nghe thực sự, là giữa một và một – nếu cuộc giao tiếp ấy có hai người. Lại thêm một lần nữa, vì sự thay đổi của thời đại công nghệ, nó làm cho con người ta có thể giao tiếp với nhau ngay cả khi đang cách xa nhau, chẳng hạn gọi cho nhau online, hoặc nhắn tin với nhau. Có nhiều người, khi giao tiếp, thông qua nhắn tin chẳng hạn, có thể cùng một lúc giao tiếp và nhắn tin với nhiều người. Thế nhưng, nếu như thế thì cuộc giao tiếp ấy chỉ còn là trao đổi thông tin chứ không phải là lắng nghe thực sự. Bởi vì, lắng nghe thực sự thì phải là giữa một và một. Lắng nghe thực sự phải là người này dành toàn tâm trí vào người đối diện, để hiểu xem người kia đang chia sẻ điều gì, người kia đang có chuyện gì. Cho nên, nếu được thì hãy nói với một người khác rằng mình đang bận một chút, khi giao tiếp xong với một người hãy chuyển sang nhắn tin với người tiếp theo. 

Chi tiết đắt giá ấy vừa gửi đến thông điệp sự lắng nghe nhau mới là quan trọng nhưng cũng là thông điệp là mỗi người có thực sự lắng nghe những cảm xúc, những tiếng nói ẩn sâu bên trong mình hay không. Nếu là một người có thể lắng nghe thực sự những điều đó, thì cuộc sống này mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn. Sẽ không còn là chạy theo cảm xúc, sẽ không còn là phụ thuộc cảm xúc, mà lúc đó mỗi người sẽ đều cố gắng để hiểu được những gì đang diễn ra bên trong mình. Cũng như từ đó mà dẫn đến việc điều chỉnh hành động, điều chỉnh cách phản ứng của mình để có được những phản ứng phù hợp nhất trong cuộc sống. 

Cuốn sách “Tip công sở - Khả năng lắng nghe ” được trình bày bằng những ví dụ thực tiễn và minh họa sinh động, giúp bạn đọc làm quen khái niệm và nắm bắt dễ kĩ năng lắng nghe vô cùng quan trọng trong công việc và cuộc sống của mình.