STEVE JOBS VÀ ĐẾ CHẾ APPLE - CƠN SỐT QUẢ TÁO CẮN DỞ
Mỗi khi Apple ra sản phẩm mới chúng ta đều thấy thông tin trên khắp các trang thông tin, báo chí, truyền hình,… dường như Apple không bao giờ mất đi sức hút vậy! Điều gì đã làm nên cơn sốt Apple của Steve Jobs?
THƯƠNG HIỆU QUẢ TÁO CẮN DỞ VÀ NGƯỜI SÁNG LẬP
Steve Jobs (1955 – 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch và cựu tổng giám đốc đồng hành của hãng Apple, là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Cuối thập niên 70, ông cùng Steve Wozniak và Mike Markkula đồng sáng lập công ty máy tính Apple. Năm 1984, ông rút khỏi Apple và thành lập NeXT – một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh. Năm 1986, ông thành lập hãng phim hoạt hình Pixar và làm tổng giám đốc điều hành, khi Pixar được Walt Disney mua lại thì ông trở thành thành viên hội đồng quản trị của Disney (2006). Năm 1996, việc Apple mua lại NeXT đã đưa ông trở lại Apple và giữ cương vị tổng giám đốc điều hành của Apple từ năm 1997 đến tháng 8 năm 2011. Ngày 5 tháng 10 năm 2011, ông qua đời ở tuổi 56 vì căn bệnh ung thư.
Tính đến thời điểm hiện tại, Apple hiện là một trong số những doanh nghiệp có tính sáng tạo và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong giới công nghệ trên thế giới. “Quả táo bị Thượng Đế cắn dở” này đã được Steve Jobs nhào nặn từ chỗ còn non xanh trở thành một quả táo chín thươm hấp dẫn và tỏa sáng, rất nhiều sản phẩm IT và các doanh nghiệp khác đã bị lu mờ trước Apple. Vậy mà chính trong thời điểm huy hoàng ấy, Jobs lại rời xa Apple, rời xa thế giới. Nhiều người đã ví sự ra đi của Jobs giống như phút hạ màn đầy huy hoàng.
Có một điều có thể khẳng định ở đây là tầm nhìn kinh doanh và khả năng lãnh đạo của Jobs: Từ khi chiếc máy tính cá nhân đúng nghĩa lần đầu tiên được chế tạo cho đến khi xây dựng được một thị trường hoàn toàn mới về các loại thiết bị di động nhỏ gọn và tiện dụng, kéo theo việc thay đổi toàn diện cách thưởng thức âm nhạc của con người; từ sự bùng nổ của MAc đến những chiếc iPad, iPhone và sự độc bá của iPad trên thị trường thế giới, tất cả đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiên đại của rất nhiều người.
ĐIỀU GÌ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA APPLE?
Thật ra, Jobs đã không coi Apple là một doanh nghiệp kinh tế đơn thuần, mà đã đổ dồn hết tâm huyết và tình cảm vào việc phát triển nó. Ông là người sáng lập, là ‘vị anh hùng”, đồng thời cũng là linh hồn của Apple. Khả năng dự đoán trào lưu, cách thức kinh doanh độc đáo và những yêu cầu tinh tế của ông đối với sản phẩm, cũng như niềm khao khát sáng tạo, sự khắt khe đối với nhân viên đều vượt xa so với những doanh nghiệp khác. Đó là những bí quyết giúp Apple phát triển một cách phi thường, và cũng là tài sản quý giá mà Steve Jobs để lại cho thế giới.
Cùng điểm lại một số điểm độc đáo của Apple để thấy tầm nhìn và chiến lược của Steve Jobs:
1. Phương thức “làm chậm và chắc mới có thể tạo ra sản phẩm hoàn mĩ”
Việc chú trọng chi tiết nhìn qua thì dường như có vẻ vụn vặt, nhưng qua đó có thể phản ánh rất rõ yêu cầu cao của Jobs đối với đội ngũ của mình, như những gì ông đã nói khi trả lời phỏng vấn tạp chí Time của Mĩ: “Tất cả các hãng đều có thể làm ra mô hình gần như hoàn mĩ, nhưng rất ít hãng có thể làm ra sản phẩm thực sự chất lượng, bởi vì trong quá trình chế tạo sản phẩm, bộ phận kĩ thuật, thiết kế sẽ lấy lí do ‘không làm được’ để tiết kiệm công sức. Lúc ấy cần một nhà lãnh đạo cứng rắn biến không thể thành có thể.”
Jobs đề ra tiêu chuẩn cao cho nhóm nghiên cứu thiết kế, vì thế có lúc thậm chí sẽ làm chậm thời gian ra mắt sản phẩm. Thậm chí nếu quả thực các kĩ sư không thể đạt được yêu cầu của ông, ông còn muốn xoá bỏ thành quả mà nhóm của mình đã phấn đấu nhiều năm. Tinh thần không thỏa hiệp của Jobs đã giúp đảm bảo cho sản phẩm của Apple tuyệt đối không vội vàng ra mắt thị trường một cách trước khi nó thực sự hoàn thiện.
2. Apple, dùng sự sáng tạo để thay đổi thế giới
Kể từ iPod, mỗi sáng tạo của Apple đều trở thành một sản phẩm đình đám. Cho thêm một màn hình nhỏ trên iPod thì chúng ta có iPod Touch. Có iPod Touch, nếu cho thêm một module nói chuyện thì khi gọi điện thoại sẽ có iPhone. Có iPhone rồi, nếu phóng to màn hình của nó thì chẳng phải sẽ biến thành iPad sao?
“Một sáng tạo nhỏ bé có thể làm thay đổi cả thế giới”. Câu nói này đã khái quát quan điểm thiết kế và chiến lược phát triển của Apple. Có thể nói, sáng tạo là yếu tố then chốt xuyên suốt trong từng bước phát triển của Apple, giúp họ có được thành công như ngày hôm nay.
3. Họp báo ra mắt sản phẩm: Màn trình diễn mang đậm phong cách Hollywood
Buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới của hãng Apple không giống với những công ty khác – tổ chức ở những nhà hàng hoặc hội trường sang trọng – mà thường được diễn ra ở những không gian mang đậm chất nghệ thuật, gợi cho khách mời một cảm giác thần bí, sang trọng và thiêng liêng.
Về mặt thời gian, vài tháng, thậm chí là vài năm trước khi chính thức diễn ra lễ công bố sản phẩm thì những thông tin liên quan đến nó đã được truyền ra ngoài, còn ngày chính thức diễn ra buổi lễ ra mắt ấy thì lại càng phải lên kế hoạch kĩ lưỡng và tổ chức long trọng hơn nữa. Ví dụ, ngày 27 tháng 1 năm 2010, lễ ra mắt sản phẩm iPad của hãng Apple đã được diễn ra ở San Francisco. Trước khi sự kiện đó diễn ra, hãng đã mua quyền quảng cáo ở tất cả các bảng quảng cáo tại các bến xe lân cận. Trong khi Jobs bước lên diễn thuyết thì tất cả poster cũ ở các bảng quảng cáo đều đồng loạt bị thay thế. Vì vậy, khi mọi người đến tham dự buổi lễ ra mắt iPad thì hai bên đường vẫn như cũ, nhưng khi họ ra về thì đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên mọi tấm biển quảng cáo đều là poster quảng cáo cho iPad, và thời gian hiển thị trên iPad trong poster là 9:41 – thời điểm mà S.Jobs giới thiệu iPad với cả thế giới.
4. Đi trước thời đại
Để sản phẩm của mình không trở thành sản phẩm quá độ, Apple đã nỗ lực hết sức để làm ra những sản phẩm đi trước thời đại, từ đó dẫ dắt thị trường tiêu dùng, giúp sản phẩm Apple có thể bám trụ lâu hơn trên thị trường. Ngoài việc tăng thêm cảm giác đi trước thời đại khi thiết kế sản phẩm, một phương pháp khác mà Apple áp dụng để kéo dài sức sống của sản phẩm là không ngừng ra mắt các sản phẩm cùng dòng nhưng có sự khác biệt khá rõ về phong cách, đẳng cấp, sở thích và ưu thế giá cả. Ví dụ sau khi iPhone ra mắt thị trường, nhận được đánh giá tốt từ thị trường, Apple liền tranh thủ thời cơ, nhanh chóng đưa ra các bản nâng cấp của iPhone với nhiều kĩ thuật và hệ thống cảm ứng khác nhau... Những thiết kế này đã tạo ra sự thành công cho series iPhone. Chỉ xét từ lượng tiêu thụ, doanh thu mà sản phẩm iPhone tạo ra đã vượt qua lượng tiêu thụ của rất nhiều sản phẩm điện thoại khác trong cùng kì, đó là còn chưa kể tới hiệu ứng tâm lí đám đông mà Apple cố tình tạo ra trên thị trường
TRÊN CẢ LÍ THUYẾT - NHỮNG BÀI HỌC KINH DOANH STEVE JOBS ĐỂ LẠI CHO THẾ GIỚI
Sách: Trên cả lí thuyết - Những bài học kinh doanh Steve Jobs để lại cho thế giới
Cuốn sách gồm 9 chương, phân tích tỉ mỉ về những yếu tố tạo nên thành công của Steve Jobs cũng như Apple, đây có thể là món ăn ngón hoặc một chỉ dẫn đối với những tín Apple hoặc muốn tìm hiểu về thương hiệu này. Tôi tin rằng những kiến thức này không chỉ để dùng trong kinh doanh mà đó là những tinh hoa có thể áp dụng được vào công việc, cuộc sống của mỗi người, nếu biết dùng nó một cách phù hợp.
Tìm hiểu về cuốn sách tại: Tại đây