Giỏ hàng

CÂU CHUYỆN CỦA VIV NICHOLSON - DÙ TRÚNG XỔ SỐ VỚI SỐ TIỀN KHỔNG LỒ NHƯNG VẪN KHÔNG THOÁT KHỎI CẢNH NGHÈO KHÓ

Trong cuốn sách “Tôi muốn giàu có”, tác giả Suchana Swangsrisuthikul đã kể câu chuyện về một người phụ nữ trúng xổ số ở Anh, đồng thời chỉ ra những niềm tin hạn chế về tiền bạc mà mỗi chúng ta thường mắc phải. 

ĐỔI ĐỜI SAU MỘT ĐÊM NHỜ TRÚNG XỔ SỐ   

Viv Nicholson bỗng nhiên trở nên nổi tiếng vào năm 1961 khi bà và người chồng tên Keith trúng giải xổ số Pun (một loại xổ số dựa trên kết quả bóng đá Anh), trị giá 152.319 bảng Anh. Đây là mức trả thưởng cao nhất trong lịch sử của loại hình xổ số này và tương đương với 5 triệu bảng vào năm 2010. Để bạn hình dung được độ lớn của giải thưởng này, hãy lưu ý rằng một thợ mỏ như Keith thời đó chỉ kiếm được 7 bảng mỗi tuần.  

Khi được hỏi sẽ làm gì với số tiền, Viv đã có một phát ngôn nổi tiếng “tiêu, tiêu, tiêu” và bà ấy thực sự đã làm như thế. Cặp vợ chồng ra sức chạy theo cuộc sống thượng lưu, vung tiền vào tiệc tùng, xe hơi và quần áo thời thượng.  

Tuy nhiên, những tháng ngày tươi đẹp đó chẳng dài lâu. Thảm kịch xảy ra chỉ 4 năm sau đó: Keith gặp tai nạn ngay khi đang lái chiếc xe Jaguar của mình và Viv nhanh chóng tuyên bố phá sản khi Sở Thuế vụ đến lấy đi mọi thứ. 

Viv giành thắng lợi trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 3 năm để có được 34.000 bảng từ bất động sản của chồng nhưng lại nhanh chóng mất tất cả vào những thương vụ đầu tư thất bại. Chỉ ít lâu sau khi mở một nhà hàng, Viv đã không còn một xu dính túi và đến năm 1976 bà nói rằng mình thậm chí không đủ tiền để chôn cất người chồng thứ tư. 

Sau đó, Viv sống dưới một mái hiên đạm bạc ở Castleford, Anh; nguồn thu nhập thường xuyên duy nhất của bà là khoản tiền trợ cấp 87 bảng mỗi tuần trước khi qua đời vào năm 2011. 

NHỮNG NIỀM TIN HẠN CHẾ VỀ TIỀN BẠC  

Trên thế giới có rất nhiều Viv Nicholson. Nhiều người tiêu hết những khoản tiền tài đột nhiên đến với họ cũng nhanh như khi kiếm được chúng. Trên thực tế, Ủy ban CFP Mỹ ước tính có tới 1/3 số người trúng giải xổ số liên bang phá sản trong vòng 5 năm kể từ khi có được giải thưởng. 

Có một câu nói đùa vui thế này: “Chúa ghét tiền. Hãy nhìn những người mà Chúa đem tiền đến cho”. Không chỉ yếu kém về quản lý tài chính cá nhân, mà bản thân những người như Viv Nicholson lớn lên với “tư duy tiêu cực về tiền bạc”. Họ không thể duy trì sức hút đối với sự giàu có.  

Những niềm tin hạn chế về tiền bạc nhiễm vào đầu chúng ta qua tầng tầng lớp lớp những luận điểm ru ngủ mà chúng ta nghe hàng ngày từ cha mẹ, giáo viên và xã hội nói chung. Dưới đây là một số niềm tin hạn chế về tiền bạc: 

  • Tiền là cội nguồn của điều ác.  
  • Tiền là thứ xấu xa.   
  • Tiền không dễ kiếm.  
  • Tiền không phải là lá trên cây.  
  • Tiền chỉ có được từ làm việc vất vả.  
  • Tiền là của hiếm.  
  • Mọi người phải tằn tiện và tiết kiệm mọi thứ.  
  • Người giàu không hạnh phúc.  
  • Người giàu tham lam, bủn xỉn.  
  • Người giàu kiếm tiền bằng cách bóc lột và vắt kiệt những người khác.  
  • Tiền khiến con người ích kỷ.  
  • Tiền không mua được hạnh phúc.  
  • Tiền không dành cho những người như tôi.  
  • Thật sai trái khi bản thân mình giàu có trong khi trên thế giới có biết bao người nghèo khó.  
  • Những niềm tin hạn chế về tiền bạc được chia thành 3 loại lớn như sau:  
  • Tiền không dễ kiếm.  
  • Có tiền là sai trái vì bản thân nó vốn đã xấu xa.  
  • Những người có tiền xấu xa về một (vài) mặt nào đó.  

Có điều nào ở trên quen thuộc với bạn không? Nếu có thì trong tiềm thức của bạn đang tồn tại những chướng ngại lớn khiến cho tiền bạc cứ mãi ở xa tầm với của bạn.  

Hãy đứng trên quan điểm của tiền bạc để nhìn nhận. Tại sao nó lại phải đồng hành với một người không thích nó chứ?  

THAY ĐỔI TƯ DUY – 30 NGÀY LẬP TRÌNH TÂM TRÍ THEO SỰ GIÀU CÓ 

Thật ra, tiền bạc chẳng là gì ngoài những tờ giấy hoặc những con số trên bản sao kê tài khoản ngân hàng của bạn. Tại sao lại phải xúc động vì những tờ giấy hay những con số cơ chứ?  

Tiền chỉ là vật trung gian. Nó là một công cụ - giống như cái đòn bẩy chỉ là một công cụ. Không ai nghĩ cái đòn bẩy tự bản thân nó xấu xa cả! Nó có thể được dùng để tháo lốp xe hết hơi, sau đó bạn có thể lắp lốp dự phòng vào và tiếp tục cuộc hành trình, nhưng nó có thể được dùng để đột nhập vào nhà ai đó bằng cách cậy cửa sổ. Tự bản thân công cụ không quyết định ý nghĩa và giá trị của nó, chính cách chúng ta sử dụng nó quyết định những điều này.  

Cuộc sống chỉ thay đổi khi bạn thay đổi tâm trí mình. Hãy nhớ rằng: tư duy tích cực về tiền bạc chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự giàu có. May mắn thay, tất cả những gì bạn cần để xây dựng tư duy này là dành ra 10 phút mỗi ngày với cuốn sách "Tôi muốn giàu có" của tác giả Suchana Swangsrisuthikul. 

Cuốn sách sẽ giúp bạn tập trung cao độ trong khoảng thời gian ngắn nhằm tạo ra thay đổi trong tư duy làm giàu nói riêng và bất cứ điều gì trong cuộc đời bạn nói chung. Thêm vào đó, “Tôi muốn giàu có” còn thức tỉnh khả năng nhận thức của mỗi người về giá trị thực sự của tiền bạc, thúc đẩy bản thân tự xác định mục tiêu và bắt tay vào hành động để làm giàu cho chính mình.