Chiến Lược Giá Cả Trong Kinh Doanh
Giá cả của sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó, bạn cần phải có chiến lược phù hợp để giúp sản phẩm của mình có lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên thị trường, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả, sinh lời.
Việc quyết định giá cả sản phẩm ra sao, sử dụng kết hợp các chiến lược kinh doanh, marketing như thế nào sẽ được bật mí trong cuốn sách “Giá trong chiến lược kinh doanh”.
Giá trong chiến lược kinh doanh
Tầm quan trọng của giá trong chiến lược kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy mới tồn tại và phát triển được. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chiến lược giá đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong cuốn sách “Giá trong chiến lược kinh doanh” tác giả Hidenobu Senga đã đề cập tới rất nhiều doanh nghiệp với chiến lược giá thông minh, tài tình, vừa giữ được giá trị của thương hiệu, vừa tiếp cận đến rất nhiều khách hàng.
Trọng tâm chiến lược giá có thể gói gọn trong 8 chữ “đắt mà bán chạy, rẻ mà có lãi”. Khi bạn nâng giá sản phẩm lên cao, khách hàng vẫn sẽ cảm thấy đó là số tiền xứng đáng nên bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ từ bạn. Ngược lại, khi bạn hạ giá thành để kích thích tiêu dùng, số tiền bạn thu về vẫn đảm bảo có lãi, đem đến nguồn lợi cho hoạt động kinh doanh.
Áp dụng chiến thuật giá trong kinh doanh của STARBUCKS
Starbucks trong khủng hoảng truyền thông về giá
Rất nhiều doanh nghiệp đang có suy nghĩ lối mòn “Giá càng rẻ thì càng có nhiều khách mua”, thực tế là vậy nhưng mấy doanh nghiệp có suy nghĩ tiềm ẩn theo đó là rất nhiều nguy cơ. Cuốn sách đã chỉ ra một ví dụ thực tế về doanh nghiệp STARBUCKS với chiến lược quyết không hạ giá để tận dụng triệt để giá trị thương hiệu. Starbucks đã đem đến sự mới mẻ cho văn hóa cà phê của Nhật Bản, kể từ khi cửa hàng đầu tiên xuất hiện tại Ginza vào năm 1996. Starbucks đã đưa ra phong cách mới, phá vỡ cách thưởng thức cà phê vốn quen thuộc với mọi người bằng giá trong chiến lược kinh doanh của riêng mình và phát triển cho đến tận bây giờ.
Giá trong chiến lược kinh doanh
Dùng chính chiến lược giá để giải quyết khủng hoảng
Bằng những năng lực thương hiệu đã xóa đi quan điểm “Cà phê ở Starbucks là đắt”, vào năm 2013, truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích StarBucks bán sản phẩm đắt bằng tin tức “StarBucks ở Trung Quốc chỉ toàn chuộc lợi”. Starbucks Trung Quốc bán đắt hơn so với ở Nhật Bản và Mĩ.
Nếu nhìn vào sự khác biệt về giá như vậy thì việc xuất hiện những lời chỉ trích cũng là điều hiển nhiên. StarBucks đã áp dụng chiến thuật giá cao để xây dựng thương hiệu cho mình, Starbucks vướng phải những chỉ trích về giá đắt ở Trung Quốc là bởi thu nhập bình quân của Trung Quốc thấp hơn Nhật Bản, nhưng họ lại bán sản phẩm với giá cao hơn giá của sản phẩm ở Nhật Bản. Khi thiết lập giá cao sẽ sinh ra hiệu ứng, tạo ra khoảng cách giữa những người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Nói đến cà phê Starbucks, nhiều người sẽ có cảm giác sành điệu, có thể cung cấp những cốc cà phê chạm đến được trái tim của khách hàng khi bước chân vào cửa hàng Starbucks, chính là hiệu quả không chỉ của giá cả mà còn là mong muốn thể hiện đẳng cấp nữa, không chỉ là cảm giác “thoải mái nhẹ nhõm” mà còn là cảm giác “giá trị tinh thần được nâng cao”. Đó chính là chiến lược gia tăng giá trị đã được thực hiện thành công.
Đó là một câu chuyện thực tế, một bài học đúc kết từ thành công của doanh nghiệp nổi tiếng đang tồn tại ngày càng phát triển trong thời đại ngày nay. Không chỉ Starbucks mà còn rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng khác cũng đã thành công nhờ chiến lược giá trong kinh doanh được tác giả đề cập tới trong cuốn sách như hãng xe Lexus, Ferrari,... Những dẫn chứng cụ thể và bài học thực tế sẽ giúp độc giả cảm nhận được sự gần gũi và dễ dàng hiểu hơn. Cuốn sách chính là chìa khóa, là tiền đề để nhiều doanh nhân trẻ, start up mở rộng tri thức về giá trong chiến lược kinh doanh, là nền tảng để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững và ngày càng vươn xa.