HỌC CÁCH CHẤP NHẬN CÁI CHƯA HOÀN HẢO CỦA MÌNH
Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Mỗi người có một vị trí riêng mình, tìm được vị trí cho mình là mục tiêu của bạn khi đến với thế giới này, và cũng là chân lí đưa bạn đến với thành công.
Thời Hi Lạp cổ có một quốc vương quyền lực tối cao, của cải nhiều không đếm xuể nhưng ông vẫn cảm thấy không vui, không hạnh phúc. Thế là ông bèn đi hỏi Socrates, rốt cuộc ai là người vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất. Socrates trả lời: “Người cho rằng mình là người vui vẻ, hạnh phúc nhất thì chính là người vui vẻ, hạnh phúc nhất.”
Vui vẻ, hạnh phúc hay không đều phụ thuộc ở bạn
Cũng như Cocrates đã nói về ai là người vui vẻ và hạnh phúc nhất. Nếu chúng ta không biết tự hài lòng và chấp nhận những gì chưa hoàn hảo của bản thân thì sẽ không thể trở thành một người hạnh phúc được. Cũng giống uống rượu, có người cầu kì dùng chén vàng, có người dùng chén sứ, có người lại đơn giản cầm bát to uống ừng ực cũng thấy rượu ngon! Bản chất của sự vui vẻ ở đây là bạn chấp nhận mình có loại chén nào, cho dù là chén vàng, chén sứ hay bát thì bạn cũng đều có thể dùng nó để thưởng thức một cách vui vẻ.
Thượng Đế rất công bằng, ngài bạn cho hươu cao cổ một chiếc cổ dài, bạn cho sơn dương vóc dáng thấp bé nhưng nhanh nhẹn. Vì thế tuy hươu cao cổ có thể vươn chiếc cổ dài của mình để ăn lá cây cao vút, nhưng lại không thể lách mình qua những nơi hẹp để ăn cỏ, còn sơn dương mặc dù nhỏ bé không với tới được đến những cành cây cao nhưng chúng lại có thể dễ dàng chui mình qua những nơi nhỏ hẹp để tìm kiếm thức ăn.
Ai cũng đều có sở trường và sở đoản. Trên đời này không có hai chiếc lá cây nào giống hệt nhau và cũng không có hai người nào giống hệt nhau. Ngũ quan, thân hình, làn da của bạn tạo nên ngoại hình đặc biệt của riêng bạn. Khí chất, tính cách năng lực của bạn tạo nên trạng thái tâm lí bên trong con người bạn. Bạn là một cá thể độc nhất vô nhị trên đời này, bạn là một mảnh ghép tạo nên thế giới đầy màu sắc này.
Từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời là chúng ta đã bắt đầu quá trình không ngừng khám phá bản thân. Giai đoạn ba tháng đầu sơ sinh, đứa trẻ chỉ có thể dùng miệng để cảm nhận mọi thứ, tay chân vẫn chưa linh hoạt; sau ba tháng, đứa trẻ bắt đầu bi bô phát âm, chân tay cũng bắt đầu vận động; sau sáu tháng, đứa trẻ biết thể hiện biểu cảm trên gương mặt; sau mười hai tháng, đứa trẻ bắt đầu biết nói... Nhưng bây giờ bạn nhìn lại những bức ảnh hoặc video ngày bé xem, có thể bạn sẽ thấy ngày còn nhỏ mình thật ngây ngô, chẳng đáng yêu chút nào. Và sẽ tự hỏi: Sao mình ngốc nghếch như thế?
Thực tế khi mới chào đời, cái gì chúng ta cũng cảm thấy mới lạ, trong quá trình trưởng thành, chúng ta bắt đầu được người lớn dạy bảo lẽ phải; nên làm gì, không nên làm gì; chúng ta có điểm nào được người khác yêu thích, có điểm nào bị chê trách. Vì thế khi chúng ta nhìn thấy những bức ảnh hay video thời còn nhỏ không phù hợp với "tiêu chuẩn thẩm mĩ"hiện tại liền cảm thấy bản thân sao nhiều khuyết điểm như vậy, thời thơ ấu sao mà ngốc nghếch đến thế.
Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Mỗi người có một vị trí riêng mình, tìm được vị trí cho mình là mục tiêu của bạn khi đến với thế giới này, và cũng là chân lí đưa bạn đến với thành công.
Tâm lí học tích cực sẽ giúp chúng ta chấp nhận bản thân bất luận là ưu hay khuyết điểm
Sinh viên đại học Harvard không ai là không biết đến Tal Ben-Shahar - giảng viên môn Tâm lí học tích cực. Năm 29 tuổi, tal Ben-Shahar đã đạt được học vị tiến sĩ của đại học Harvard, sau khi tốt nghiệp được trường giữ lại làm giảng viên. Chương trình dạy của Tal Ben-Shahar bao gồm Tâm lí học tích cực và Tâm lí học lãnh đạo và quản lí, đặc biệt giáo an về Tâm lí học tích cực mà ông soạn ra đã đánh bại "Nguyên lí kinh tế học" nổi tiếng mà đại học Harvard đã áp dụng trong nhiều năm.
Được biết Tiến sĩ Tal Ben-Shahar bắt đầu giảng dạy bộ môn này từ năm 2002, ban đầu có 6 sinh viên sau tăng lên đến hơn 900 sinh viên đăng kí, bài giảng của ông đã vượt qua của "Ngueyen lí kinh tế học" (còn gọi là "Dẫn luận về Kinh tế học") của nhà kinh tế học nổi tiếng Mankiw, trở thành một trong những bài giảng được ưa thích nhất tại Đại học Havard, có 20% sinh viên lựa chọn môn này là môn học thuộc Học phần tự chọn, cũng có nghĩa là cứ 5 sinh viên thì có 1 sinh viên lựa chọn môn "Tâm lí học tích cực", môn này đã tạo nên số lượng sinh viên đăng kí học đông nhất trong lịch sử của đại học Havard.
Tal Ban-Shahar còn căn cứ vào những kiến thức chuyên ngành học được học của mình trong nhiều năm, dựa trên những trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế của chính bản thân để tổng kết ra 6 bí quyết sống hạnh phúc và vui vẻ, trong đó bí quyết đầu tiên là chấp nhận bản thân, bất luận là ưu hay nhược điểm.
Bạn có chấp nhận ngoại hình của mình hay không? Ví dụ như tướng mạo, cân nặng, chiều cao,...
Bạn có chấp nhận tình trạng hiện nay của mình hay không? Ví dụ như gia đình, thành tích học tập,...
Bạn có chấp nhận ưu, nhược điểm của mình hay không? Ví dụ như tính cách vui tươi lạc quan, hay tính hướng nội, thích làm việc độc lập,..
Bạn có chấp nhận trạng thái cảm xúc của mình không? Bao gồm tâm lí tích cực (vui vẻ, ngạc nhiê...) và tâm lí tiêu cực (lo lắng, buồn rầu...).
Có lẽ rất nhiều người cảm thấy hài lòng về mặt tích cực của mình, ví dụ như dáng người cao ráo, tướng mạo xinh đẹp hay tuấn tú, thành tích học tập xuất sắc... họ đều vui vẻ đón nhận lợi thế đó, còn đối với mặt tiêu cực của mình ví dụ như tướng mạo bình thường, gia đình nghèo khó, tính cách tự ti thì dường như không mấy người muốn đón nhận.
Nhưng Tiến sĩ Tal Ben-Shahar nói với chúng ta rằng, Tâm lí học tích cực chính là khiến cho chúng ta biết chấp nhận bản thân, bất luận là ưu điểm hay nhược điểm. Bởi vì người không chấp nhận bản thân thường có thái độ phủ nhận và bài xích chính mình, giống như quốc vương Hi Lạp cổ đại kia, có quyền lực tối cao và sở hữu vô số của cải châu báo nhưng vẫn muộn phiền.
Người Trung Quốc có câu: Quân tử thản đang, tiểu nhân thường thích thích ( Ý nói quân tử thảnh thơi phóng khoáng, tiển nhân thường hay phải lo lắng). Câu nói này cũng có ý nghĩa gần giống với Tâm lí học tích cực, nói quân tử có thể chấp nhận bản thân nên luôn cảm thấy vui vẻ, thảnh thơi; còn tiểu nhân không thể đáng giá đúng giá trị của bản thân nên luôn tự làm khổ mình, tự ti, lo lắng dẫn tới tự hủy hoại mình.
Đó là tất cả những điều mà "Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành" gửi gắm đến bạn. Mong bạn hãy yêu bản thân bằng cách học chấp nhận bản thân từ cả những điều tiêu cực. "Bạn thích, bạn vui, bông hoa nở, bạn ghét, bạn buồn, bông hoa vẫn nở". Vui vẻ qua một ngày, không vui vẻ thì một ngày vẫn trôi qua. Bất kể tâm trạng bạn thế nào, hằng ngày hoa vẫn nở, vẫn toát lên vẻ đẹp của nó. Vì vậy, hãy vui vẻ chấp nhận bản thân mình, để ưu thế của mình ngày càng được phát huy, để những nhược điểm bị những ưu điểm lấn át, thậm chí trở thành động lực khiến ưu thế phát triển.