Giỏ hàng

MUỐN THÀNH CÔNG THÌ PHẢI NHỚ: BÁN HÀNG KHÔNG PHẢI LÀ MUA BÁN 1 LẦN

Bán hàng tuyệt đối không nên “qua cầu rút ván”, bất kì khách hàng nào cũng có thể mang tới nhiều khách hàng mới cho nhân viên bán hàng. Vì thế, nhân viên bán hàng phải thông qua dịch vụ hậu mãi chân thành và xây dựng niềm tin, tình cảm với khách hàng, phát triển khách hàng thành bạn bè. Như thế mới có thể khai thác thêm nhiều khách hàng tiềm năng phía sau khách hàng thực sự này. 

Bản chất thật sự của bán hàng 

Bán hàng tuyệt đối không nên “qua cầu rút ván”, bất kì khách hàng nào cũng có thể mang tới nhiều khách hàng mới cho nhân viên bán hàng. Vì thế, nhân viên bán hàng phải thông qua dịch vụ hậu mãi chân thành và xây dựng niềm tin, tình cảm với khách hàng, phát triển khách hàng thành bạn bè. Như thế mới có thể khai thác thêm nhiều khách hàng tiềm năng phía sau khách hàng thực sự này. Là nhân viên bán hàng, nhất định không được vì chút lợi cỏn con trước mắt mà qua cầu rút ván. Biến giao dịch thành giao tình mới là cảnh giới cao nhất trong bán hàng. 

Trong thực tế có rất nhiều nhân viên bán hàng làm việc kiểu qua cầu rút ván. Chỉ cần bán được sản phẩm là coi như đã thành công. Trước khi giao dịch thành công thì bợ đỡ, nịnh nọt, sau khi giao dịch thành công thì thờ ơ, lạnh nhạt với khách hàng. Những nhân viên bán hàng này chẳng thiết quan tâm tình hình sử dụng sau khi khách hàng mua sản phẩm, không biết việc bán hàng thực sự mới chỉ là bắt đầu. Họ chỉ biết nghĩ đến bản thân và cái lợi trước mắt, đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến nhân viên bán hàng không có được nhiều khách hàng. Thông thường, khách hàng sẽ không phản đối kết giao với nhân viên bán hàng. Nếu nhân viên bán hàng có thêm một chút kiên nhẫn và nhiệt tình, cho khách hàng thêm một chút thời gian để tiếp nhận mình thì có thể giao tiếp với khách hàng tốt hơn.  

4 bước duy trì mối quan hệ với khách hàng 

Muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhân viên bán hàng có thể bắt tay từ mấy phương diện dưới đây. 

1. Đứng trên góc độ của khách hàng suy nghĩ vấn đề  

Trong quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng không chỉ bán sản phẩm mà còn “bán” thái độ phục vụ, phải đứng trên góc độ của khách hàng để nói về sản phẩm, đứng trên góc độ của khách hàng suy nghĩ vấn đề, đặt trọng tâm cuộc nói chuyện là lợi ích của khách hàng, nên nói sản phẩm có thể mang lại điều gì cho khách hàng chứ không phải là đơn phương rao giảng giá trị của sản phẩm lớn thế nào.  

2. Khi sắp giao dịch thành công, phải biết nhượng bộ thích hợp  

Nhượng bộ thích hợp tức là không nhượng bộ vô nguyên tắc mà nhượng bộ trong giới hạn. Nhân viên bán hàng không cần lo lắng nếu lần này nhượng bộ một chút, lần sau sẽ phải đưa ra sự nhượng bộ lớn hơn. Trên thực tế sẽ không xảy ra tình huống này, bởi vì sự nhượng bộ đúng mức của nhân viên bán hàng thường thường sẽ trở thành tiêu chuẩn cho lần giao dịch sau, khách hàng sẽ không yêu cầu thay đổi tiêu chuẩn, tiêu chuẩn này sẽ trở thành thông lệ được khách hàng và nhân viên bán hàng cùng tuân thủ.  

3. Khi bàn chuyện làm ăn với khách hàng không nên quá cứng nhắc  

Nhân viên bán hàng có thể thả lỏng một chút, đừng chỉ chăm chăm nói chuyện sản phẩm, dịch vụ mà có thể hỏi han khách hàng về tình hình gia đình, vấn đề xã hội và điều kiện sống, cũng có thể nói giao dịch sau này tiến hành như thế nào… Những vấn đề này đều có thể chuyển hướng chú ý của khách hàng, khiến khách hàng vì muốn có được lợi ích lâu dài hơn mà có chút nhượng bộ.  

4. Chân thành cảm ơn khách hàng  

Khi kết thúc cuộc gặp, cho dù giao dịch có thành công hay không, nhân viên bán hàng nhất định phải bày tỏ sự cảm ơn với khách hàng, cảm ơn khách hàng bỏ thời gian quý báu để tiếp đón mình. Nếu giao dịch thành công, nhân viên bán hàng nên coi khách hàng là khách hàng lâu dài; nếu giao dịch thất bại, nhân viên bán hàng cũng nên xây dựng niềm tin, có quyết tâm biến khách hàng tiềm năng này thành người tiêu dùng sản phẩm của mình. 

 #Chào_hàng_chuyên_nghiệp_để_bán_hàng_thành_công