NẾU ĐÃ CHỌN LÀM ÔNG CHỦ NHỎ THÌ PHẢI BIẾT ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SÓNG GIÓ VÀ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
Những ông chủ nhỏ không phải là những người đa năng, việc gì cũng làm được, vậy nên, muốn lập nghiệp ngoài bản lĩnh dám làm phải biết học hỏi, học cả kiến thức kinh doanh lẫn quản lí, phải có quyết tâm và có trách nhiệm với những gì mình sẽ làm. Khi bạn chọn làm người đứng đầu, dù là chỉ là 1 chiếc thuyền nhỏ, thì hãy có trách nhiệm và dám đứng mũi chịu sào, đương đầu với sóng gió, lãnh đạo con thuyền cập bến thành công.
Làm ông chủ đã khó, làm ông chủ nhỏ lại càng khó hơn nữa. Những ông chủ nhỏ đa số đều xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội, nên cần phải có sức sống mãnh liệt như cỏ dại, có tồn tại được hay không phải dựa vào may mắn và nghị lực của người đó.
KHÓ KHĂN KHI BẠN LÀ MỘT ÔNG CHỦ NHỎ
Trong cuốn Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ, tác giả nói rằng: Những người được xếp vào hạnh “Ông chủ lớn” chắc chắn không phải là người bình thường mà đều là những bậc “tinh anh”. Sự “tinh anh” này không phải là thứ có thể học được trong nhà trường mà chỉ có thể tích lũy trên trường đời.
Còn “ông chủ nhỏ” thì sao?
Những ông chủ nhỏ đa số đều xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội, có thể hình dùng đó là chủ những tiệm bán bánh nướng, những công ty sản xuất nhỏ lẻ, những văn phòng 6-7 người hoặc xưởng làm hai chục mấy mươi người.
Nhưng có một điều có thể xác định, dù là ông chủ nhỏ hay ông chủ lớn thì đều sẽ có những khó khăn khi kinh doanh, có thể ở mức độ khác nhau, thiệt hại khác nhau. Vậy nên cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ của Lão Mạc không chỉ viết cho những người kinh doanh nhỏ như bán bánh nướng, bán đậu phú thối ngoài đường mà còn hữu ích với cả những ông chủ lớn.
Vậy, những khó khăn khi bạn chọn làm người đứng đầu, làm chủ trong kinh doanh là gì?
1. Tự kinh doanh không có nghĩa là có lương cao tức thì
Các doanh nghiệp nhỏ không thành công vì họ không thể bán sản phẩm của họ với khối lượng đủ lớn và có đủ tiền mặt để tiếp tục đầu tư và giải quyết và duy trì công ty sau các sự kiện bất ngờ xảy ra. Bạn có thể dự đoán về vụ khủng bố 9/11, siêu bão Sandy, Katrina, sự suy sụp kinh tế năm 2008 hay chiến tranh với Bắc Triều Tiên?
2. Tự kinh doanh không có nghĩa là làm việc một mình
70% các doanh nghiệp nhỏ không có nhân viên. Điều đó làm nổi bật một sự thật là rất nhiều người không thích giao phó trách nhiệm cho ai khác, họ không tin tưởng người khác có thể sản xuất sản phẩm của họ với cùng chất lượng và mức độ công việc. Nhưng bạn phải phát triển công việc kinh doanh để trở nên thành công.
Những người tự kinh doanh nên cần được chuẩn bị để phản đối, mâu thuẫn và mất thu nhập nếu doanh nghiệp của họ còn nhỏ và yếu. Luôn luôn nhớ rằng các công ty lớn có cả khối lượng, dòng tiền, thị trường và lợi nhuận.
CHỌN LÀM MỘT ÔNG CHỦ NHỎ - BẠN CẦN BIẾT GÌ? LÀM GÌ?
1. Kiến thức về kinh doanh
Đừng tin những người bán hàng tạp hóa thường nói “tôi bán vậy thôi chứ có biết kinh doanh đâu”. Nếu họ bán hàng tốt, họ chắc chắn phải biết bản chất của kinh doanh là gì, họ biết họ bán cái gì được lời được lãi, biết cách kiếm tiền hòa vố, bù lỗ đối với những mặt hàng bị “ế”,… Có thể chính xác họ không biết, không gọi tên được những điều đó nhưng đó chính là những chiến thuật, chiến lược kinh doanh. Việc bạn xác định mình kinh doanh gì, lựa chọn mô hình doanh nào, tổ chức các bộ phận, lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị trường, … đều cần có kiến thức về kinh doanh là cái “gốc”, cái “nền” thì mới tránh khỏi những tổn thất nghiêm trọng khi “thử nghiệm”. Những cái gì lần đầu cũng có thể gọi 1 tên khác là thử nghiệm, và thử nghiệm thì có thất bại và thành công, vậy nên khi lần đầu làm kinh doanh hay bất kì việc gì chúng ta đều có sự chuẩn bị. Sau đó những kiến thức này cần phải được mở rộng, bởi kiến thức là vô hạn, chúng ta có thể gặp bất kì tình huống nào trong kinh doanh, vậy nên tích lũy kiến thức là điều cực kì cần thiết.
2. Quan hệ
Hãy nhớ một điều rằng: Kiếm tiền nhờ yếu tố con người hơn là nhờ yếu tố máy móc (Trích “Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ - Lão Mạc)\
Khi đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp, bạn cần biết người cùng mình xây dựng, phát triển công ty là ai? Ai sẽ người cùng mình khắc phục khó khăn, duy trì thành công? Và phải biết kết nối từng cá nhân đó, hợp lại thành một tổ chức xã hội: một công ty, một gia đình,… Vậy nên, hai từ “quan hệ” là điều mà một ông chủ nhỏ cần đặc biệt lưu ý!
3. Marketing
Quảng cáo rộng rãi, doanh nghiệp nhỏ cũng có thể trở thành ngôi sao lớn.(trích Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ - Lão Mạc)
Ngày nay, chỉ cần có tiền, các doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá về mình trên tất cả các phương tiện truyền thông như ti vi, sách báo và mạng Internet. Các công ty quảng cáo đều có một đội ngũ nhân viên quảng cáo chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng rất nhiều hình thức và phương án quảng cáo hiệu quả. Tuy nhiên, họ chủ yếu phục vụ những nhãn hiệu lớn, chứ các doanh nghiệp nhỏ thường không đủ tiền để thực hiện các phương án quảng cáo đó, bên cạnh đó, các công ty quảng cáo cũng thiếu những dự án cá tính và giá thành rẻ dành cho doanh nghiệp nhỏ. Vậy các ông chủ doanh nghiệp nhỏ phải làm cách nào để vừa tốn ít tiền quảng cáo lại vừa đạt được hiệu quả cao nhất?
Trên đây là 3 yếu tố mà một ông chủ nhỏ nên biết và nắng vững được 3 yếu tố này. Sẽ còn nhiều điều mà khi trực tiếp trải nghiệm quá trình là ông chủ bạn sẽ biết và lĩnh hội nhưng có những điều cần được chuẩn bị trước để có được kết quả tốt.
Những ông chủ nhỏ không phải là những người đa năng, việc gì cũng làm được, vậy nên, muốn lập nghiệp ngoài bản lĩnh dám làm phải biết học hỏi, học cả kiến thức kinh doanh lẫn quản lí, phải có quyết tâm và có trách nhiệm với những gì mình sẽ làm. Khi bạn chọn làm người đứng đầu, dù là chỉ là 1 chiếc thuyền nhỏ, thì hãy có trách nhiệm và dám đứng mũi chịu sào, đương đầu với sóng gió, lãnh đạo con thuyền cập bến thành công.
Tìm đọc thêm về cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ tại: