Giỏ hàng

TƯ DUY PHI ĐỐI XỨNG - THÀNH CÔNG BẮT ĐẦU TỪ CÁCH TA SUY NGHĨ

Tư duy cạnh tranh phi đối xứng chính là thông qua những năng lực nền móng như năng lực giao tiếp, FQ (chỉ số thông minh tài chính), tính hiếu kì, sức tưởng tượng, năng lực học tập, năng lực chịu đựng thử thách... cộng thêm 3 loại tư duy nội tại hình thành nên một cấu trúc có tính hệ thống. Chấp nhận, tìm hiểu, áp dụng tư duy phi đối xứng chính là bạn đang khám phá và tận dụng các năng lực của bản thân mình một cách có hiệu quả, có hệ thống.  

Cuốn sách này không chỉ đem đến những kiến thức về một loại tư duy, giúp bạn thay đổi cách nhìn, khám phá ra logic ẩn sau sự thành công của cạnh tranh phi đối xứng, nó còn là một tập hợp những câu chuyện khởi nghiệp và kinh doanh của chính tác giả. Nhưng câu chuyện đó đâu chỉ minh họa, ví dụ cho kiến thức, chúng còn tạo cơ hội để người đọc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình, khơi gợi những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy động lực.  

Dù bạn muốn phát triển tài chính, kinh doanh thành công hay có một cuộc sống của riêng mình thì điều bạn cần là: công cụ giúp bạn đi tới những cái đích đó. Cuốn sách Tư Duy Phi Đối Xứng có thể giúp bạn hiểu được logic phía sau - mô hình tư duy phi đối xứng, tìm ra giải pháp cụ thể và đường đua phù hợp để chạy tới vạch đích mong muốn.  

 

 

Cạnh tranh phi đối xứng - Điều kì diệu của tạo hóa 

 

Sách: Tư duy phi đối xứng

 

Nếu bạn nghĩ rằng sư tử  - kẻ săn mồi là loài có ưu thế hơn so với linh dương hay ngựa vằn - những kẻ bị săn, thì bạn đã lầm rồi. Mỗi sinh vật nằm ở những vị trí khác nhau trong chuỗi thức ăn, mức độ kiên cường của sức sống quần thể loài cũng khác nhau. Càng về gần đỉnh chuỗi thức ăn, sinh vật càng yếu đuối; ngược lại, càng về gần cuối chuỗi thức ăn, sinh vật càng kiên cường. Hễ gặp phải thiên tai, những động vật có khả năng sinh sôi kém, tiêu hao nhiều năng lượng như sư tử càng dễ bị tiêu diệt; ngược lại, ngựa vằn mạnh mẽ hơn rất nhiều, chỉ cần có cỏ là sống được, dù có chết mất một nửa nhưng chỉ cần thảm họa đi qua, lớp cỏ mới mọc lên, những loài động vật có khả năng sinh sôi mạnh, tiêu hao ít năng lượng như ngựa lại sinh sôi nảy nở như “nấm mọc sau mưa”. Rốt cuộc, nhìn từ góc độ quần thể loài thì ai mạnh hơn, ai có ưu thế cạnh tranh phi đối xứng hơn? Đây chính là điều kì diệu của tạo hóa. Cạnh tranh phi đối xứng diễn ra mọi lúc mọi nơi, mỗi giống loài đều đang phát triển ưu thế cạnh tranh phi đối xứng của mình.  

Cuộc đời chúng ta cũng như vậy. Mỗi người khi sinh ra đều bình đẳng, là đối xứng; nhưng với mỗi người khác nhau, lựa chọn khác nhau, chênh lệch sẽ dần nảy sinh. Ví dụ, học sinh tốt nghiệp từ cùng một trường sẽ có điểm xuất phát tương đương nhau, nhưng sau 5 năm sẽ thấy chênh lệch, đến sau 10 năm, khi họp lớp sẽ thấy hoàn toàn khác nhau. Sẽ luôn luôn có một phần không tham gia họp lớp, trong đó có người vì sống không tốt nên ngại không dám đến, nhưng cũng có người vì sống tốt quá nên không thèm đến. Những chênh lệch do sự lựa chọn, quyết định của chúng ta mà thành, vậy nên, vì sao bạn phải chán nản vì bạn không được sinh ra ở gia đình giàu có trong khi sức bền, khả năng chịu đựng và đối phó tình huống của bạn do sự khó khăn của gia đình tạo nên lại xuất sắc hơn. Bạn cần thay đổi tư duy, cách nghĩ và tìm kiếm không gian, cơ hội để phát huy ưu thế cạnh tranh phi đối xứng của mình, trong công việc và cuộc sống.  

Tư duy phi đối xứng chính là thông qua sách lược cạnh tranh lấy tầm cao đánh tầm thấp, lấy đa chiều đánh mọt chiều, thông qua mô hình sáng tạo theo kiểu phân lập tạo nên một cục diện cạnh tranh phi đối xứng điển hình, tạo nên ưu thế cạnh tranh phi đối xứng.  

 

Tìm hiểu về một mô hình tư duy kinh doanh mới 

 

Sách: Tư duy phi đối xứng

 

Tư duy cạnh tranh phi đối xứng chính là thông qua những năng lực nền móng như năng lực giao tiếp, FQ (chỉ số thông minh tài chính), tính hiếu kì, sức tưởng tượng, năng lực học tập, năng lực chịu đựng thử thách... cộng thêm 3 loại tư duy nội tại hình thành nên một cấu trúc có tính hệ thống. Chấp nhận, tìm hiểu, áp dụng tư duy phi đối xứng chính là bạn đang khám phá và tận dụng các năng lực của bản thân mình một cách có hiệu quả, có hệ thống.  

Dành một phần không nhỏ để nói về mô hình phi đối xứng, tác giả đem đến cho người đọc cái nhìn chung nhất và ý nghĩa của mô hình phi đối xứng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng Tư duy phi đối xứng là một cuốn sách kinh doanh, vậy nên điều mà nó hướng tới chính là làm sao áp dụng những kiến thức ấy vào trong thực tế kinh doanh, điều này sẽ được làm rõ khi phân tích từng mặt, thành phần của tư duy cạnh tranh phi đỗi xứng.  

Đầu tiên, tác giả hoàn thiện mô hình phi đối xứng cho người đọc với việc lý giải, phân tích ba mặt của mô hình, gồm: 

Mặt đầu tiên: Lấy tầm cao đánh tầm thấp: để hình thành được ưu thế này, phải nghĩ cách chiếm được tài nguyên và mô hình tầm cao, sau đó mang đến ứng dụng ở thế giới tầm thấp.  

Mặt thứ hai: Lấy đa chiều đánh một chiều 

Mặt thứ ba: Sử dụng át chủ bài: Át chủ bài không nhất thiết phải là công nghệ cao, nó có thể là một mô hình tư duy: thay đổi lối suy nghĩ, sử dụng tài nguyên sẵn có hoặc số vốn đầu tư nhỏ vào một nơi mà không ai ngờ đến, như thế cũng có thể tạo ra ưu thế riêng.  

Cũng trong cuốn sách này, để đem kiến thức về tư duy phi đối xứng một cách đầy đủ nhất, tác giả trình bày về 3 loại logic nội tại trong 3 chương tiếp theo của cuốn sách: 

Chương 2: Tư duy đầu tư 

Chương 3: Tư duy chia sẻ 

Chương 4: Tư duy diễn biến 

 

Không chỉ là câu chuyện của người kiếm khách cầm súng

 

Sách: Tư duy phi đối xứng

 

Cuốn sách này không chỉ đem đến những kiến thức về một loại tư duy, giúp bạn thay đổi cách nhìn, khám phá ra logic ẩn sau sự thành công của cạnh tranh phi đối xứng, nó còn là một tập hợp những câu chuyện khởi nghiệp và kinh doanh của chính tác giả. Nhưng câu chuyện đó đâu chỉ minh họa, ví dụ cho kiến thức, chúng còn tạo cơ hội để người đọc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình, khơi gợi những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy động lực.  

Tông Nghị - tác giả của cuốn sách từng nhận mình là kiếm khách, “trong thế giới của chúng tôi, mỗi người đều là kiếm khách. Điều may mắn là, người cầm kiếm như tôi vô tình bước vào thế giới súng đạn. Tôi mang theo cây súng và quay về thế giới của kiếm khách, đối đầu với những đối thủ cũ, giải quyết họ thực sự dễ như trở bàn tay.” Với tư cách một người khởi nghiệp, Tông Nghị luôn tìm đủ mọi cách để có thể đứng cùng hàng ngũ với những người nắm giữ vũ khí mới, vũ khí công nghệ cao, và dùng những vũ khí đó để cải tạo chính mình. Nếu những câu chuyện của chính Tông Nghị đươc đưa vào có thể khiến bạn nghĩ thời gian đã lâu rồi thì những ví dụ khác như Haidilao, TikTok... sẽ mang hướng cập nhật hơn. Đặc biệt, không chỉ là kể suông, tác giả còn phân tích cẩn thận, bởi đây là điều mà người ta muốn đọc ở những cuốn sách kinh doanh.  

Xin được kết lại bởi lời của chính tác giả:  

“Nếu bạn đang băn khoăn vì tương lai, hoặc bạn là một ông bố, bà mẹ trẻ, đang lo lắng cho tương lai của con cái, qua cuốn sách này, tôi muốn nói với bạn rằng: dù thế nào cũng có một con đường, thực ra không nhất định phải tham gia cạnh tranh khốc liệt, điểm xuất phát thực sự chính là chọn đúng đường mà đi.”